Thứ năm, 21/11/2024

TP.HCM muốn xây cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2024-2026

29/07/2023 7:00 PM (GMT+7)

TP.HCM đặt mục tiêu đưa cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào hoạt động từ 2027. Vị trí xây dựng cảng là khu vực cù lao Con Chó (xã Thạnh An), tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha.


Triển vọng cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ Đề xuất bổ sung cảng Cần Giờ vào quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển

TP.HCM muốn xây cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2024-2026 - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ – TPHCM.

TTXVN đưa tin, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2024 – 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Nội dung vừa được Ban Cán sự đảng UBND TP.HCM trình Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Vị trí xây dựng cảng là khu vực cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ (TP.HCM). Tổng chiều dài cầu cảng chính dự kiến khoảng 7 km và bến sà lan dự kiến khoảng 2 km; tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha. Cảng sẽ tiếp nhận tàu có tải trọng lên đến 250.000 tấn, tàu trung chuyển có tải trọng từ 10.000 – 65.000 tấn và sà lan trọng tải tới 8.000 tấn.

Kế hoạch đầu tư cảng được chia thành 7 giai đoạn; trong đó, mỗi giai đoạn đầu tư hai bến chính và các bến sà lan. Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng, khai thác cảng (giai đoạn 1, 2) trước năm 2030 và các giai đoạn còn lại sẽ tiếp tục đầu tư đến năm 2045.

TP.HCM phấn đấu đưa vào khai thác cảng (giai đoạn 1, 2) trước năm 2030. Trong đó, năm 2023 – 2024 là giai đoạn chuẩn bị đầu tư; xây dựng cảng từ năm 2024 – 2026 và khai thác cảng từ năm 2027.

Để đáp ứng yêu cầu khai thác cảng, hạ tầng giao thông kết nối cũng được thành phố xác định đầu tư từ nay đến năm 2030 như xây dựng cầu Cần Giờ, kết nối Nhà Bè với Cần Giờ; xây dựng đường kết nối từ vị trí xây dựng cảng với đường Rừng Sác; đầu tư đường trên cao dọc theo đường Rừng Sác, từ nút giao Rừng Sác với cao tốc Bến Lức – Long Thành tại xã Bình Khánh; đầu tư nâng cấp, mở rộng các cầu trên đường Rừng Sác.

Nguồn vốn đầu tư cảng, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai thác cảng, trung tâm dịch vụ logistics và khu vực phi thuế quan dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp (chủ đầu tư). Trong khi đó, hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật kết nối cảng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư hợp tác công tư (PPP) hoặc các nguồn vốn khác.

Việc nghiên cứu hướng đến mục tiêu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP.HCM và khu vực, thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics về cảng, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới. Công suất dự kiến đến 2030 đạt 4,8 triệu TEU (đơn vị quy đổi tương đường 1 container 20 feet), đến năm 2047 là 16,9 triệu TEU.

Dự án sẽ tạo việc làm cho khoảng 6.000 – 8.000 nhân viên, lao động làm việc tại cảng và tạo hàng chục nghìn việc làm cho lao động phục vụ các ngành dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics và khu phi thuế quan. Khi đầu tư hoàn chỉnh, mỗi năm cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ góp ngân sách 34.000 – 40.000 tỉ đồng thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí.

Theo UBND TP.HCM, vị trí dự kiến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nằm ở cửa sông Cái Mép – Thị Vải, trong vịnh Gành Rái, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua biển Đông, giữa các khu vực có tiềm năng tăng trưởng lớn của châu Á (Trung Quốc và Ấn Độ), thuận lợi để phát triển cảng trung chuyển quốc tế.

Dự báo sơ bộ về lượng hàng hóa dự kiến thông qua khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đến năm 2030 là 4,8 triệu TEU, đến năm 2047 là 16,7 triệu TEU. Thời gian qua, hãng tàu MSC, một trong những hãng tàu lớn nhất thế giới hiện nay, đang rất quan tâm, tìm hiểu và mong muốn tham gia hợp tác đầu tư tại cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và đang tích cực phối hợp với doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu đầu tư.

Theo KTSG Online

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.