Chủ nhật, 06/10/2024

TP.HCM sau một năm có cơ chế đặc thù mới

16/08/2024 6:50 AM (GMT+7)

Sau một năm có cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 98, TPHCM đã triển khai nhiều nội dung quan trọng, đạt được nhiều kết quả cơ bản. Tuy nhiên, việc triển khai các chính sách đặc thù còn ở giai đoạn chuẩn bị đề án, dự án kêu gọi đầu tư nên chưa huy động được nguồn lực cụ thể.

Metro số 1 - tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại TP.HCM dự kiến khai thác thương mại vào cuối năm nay. Ảnh: Anh Tú

Những việc làm được và chưa làm được

Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, hiệu lực từ ngày 1.8.2023 tiếp nối Nghị quyết 54, gồm 44 nhóm chính sách với 7 lĩnh vực.

Các vấn đề đã được TPHCM xử lý ngay như bố trí vốn đầu tư công, phân cấp quản lý cho TP Thủ Đức, thực thi các điều chỉnh về ngân sách, thông qua danh mục dự án BT, BOT, các chính sách về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo,… Đến nay, đã có 30 nghị quyết được ban hành. Tiếp đến, TPHCM đã tổ chức sắp xếp lại bộ máy cấp xã, tăng số lượng phó Chủ tịch UBND cho các huyện, xã đông dân. Một nội dung giúp tạo động lực cho cán bộ viên chức thành phố là chính sách chi thu nhập tăng thêm cũng được thực hiện.

Song song đó, thành phố triển khai một số đề án trọng điểm như thu hút nhà đầu tư chiến lược cho Cảng trung chuyển Cần Giờ, đề án xây dựng Trung tâm tài chính, tận dụng mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng) của Nghị quyết 98 để quy hoạch tổng thể hơn 500km đường sắt đô thị.

Nghị quyết 98 cho phép thành phố thí điểm mô hình TOD và được áp dụng với các tuyến đường sắt đô thị và Vành đai 3. Cơ chế trên là điều kiện để TPHCM điều chỉnh quy hoạch, thu hồi, đấu giá đất vùng phụ cận các nhà ga metro, Vành đai 3. Nhưng đến nay TPHCM vẫn chưa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm TOD.

Nhìn thấy trước khó khăn, chủ động kiến nghị

Theo ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TPHCM, việc ban hành khung pháp lý hướng dẫn một số nội dung Nghị quyết 98 chưa kịp tiến độ đề ra. Từ đó, dẫn đến thành phố chưa có cơ sở triển khai một số nội dung chính sách theo quy định.

Ông Hoan cho biết, thời gian tới việc thực hiện Nghị quyết 98 sẽ nhanh hơn sau khi Chính phủ vừa ban hành Nghị định 84/2024/NĐ-CP ngày 10.7.2024 về thí điểm phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền TPHCM.

Theo Nghị định này, sẽ thí điểm phân cấp quản lý Nhà nước giữa Chính phủ với chính quyền TPHCM (HĐND và UBND TPHCM) một số lĩnh vực, gồm: Quản lý Nhà nước về đầu tư; kinh tế, tài chính, ngân sách Nhà nước; quy hoạch, xây dựng, tài nguyên và môi trường; về giao thông vận tải; về y tế; giáo dục và đào tạo; về lao động, giáo dục nghề nghiệp; nội vụ.

“Sắp tới thành phố sẽ tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như lĩnh vực quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường, ban hành kế hoạch thí điểm mô hình TOD” - ông Hoan nói.

TS Trần Du Lịch - Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 - cho rằng, TPHCM cần đánh giá lại việc phân cấp, phân quyền vừa qua để rút ngắn được thủ tục từng công trình, dự án.
Đồng thời, UBND TPHCM cần giao sở, ngành liên quan tích hợp các nội dung phân cấp, phân quyền trong Nghị quyết 98, Nghị định 84 để làm rõ các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của thành phố có thể làm, phải làm, mà không cần xin ai.

Ngoài ra, TPHCM đang có một số tồn tại như các dự án đầu tư, thị trường bất động sản, quy hoạch chi tiết các dự án... đang vướng.

(Theo Lao Động)

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

“Hà Nội – Chạm miền ký ức”

“Hà Nội – Chạm miền ký ức”

Người dân Thủ đô và du khách sẽ có trọn vẹn tháng 10 để khám phá và hồi tưởng lại một phần ký ức thời bao cấp với hình ảnh tàu điện leng keng, xe đạp cũ kỹ, quạt tai voi, tivi cổ… Những hoạt động ý nghĩa trên nằm trong chuỗi sự kiện Hà Nội – Chạm miền ký ức tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Gần 83.000 cơ sở đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Gần 83.000 cơ sở đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.

Cá chạch lấu bán 500.000 đồng/kg

Cá chạch lấu bán 500.000 đồng/kg

Hiện tại, tiểu thương chợ Mỹ Bình, chợ Long Xuyên (tỉnh An Giang) bán lẻ cá chạch lấu sông loại 1 (nặng ba lạng rưỡi trở lên) từ 450.000-500.000 đồng/kg. Đây là loại cá sông, cá đặc sản vùng đầu nguồn sông Hậu ở An Giang.

Khu liên hợp thể thao lớn nhất TP.HCM thành ao nuôi cá

Khu liên hợp thể thao lớn nhất TP.HCM thành ao nuôi cá

Được kỳ vọng trở thành khu thể dục thể thao hiện đại bậc nhất TP.HCM, nhưng Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch vẫn còn dở dang, được người dân tận dụng làm ao nuôi cá.

Giúp GenZ vượt qua rào cản giá nhà

Giúp GenZ vượt qua rào cản giá nhà

Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.

Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 biến động ra sao?

Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 biến động ra sao?

Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).