Chủ trương nghiên cứu rà soát quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn đã được Thành ủy, UBND TP.HCM và các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ đặc biệt quan tâm, đặt ra yêu cầu sớm triển khai thực hiện để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, tạo cảnh quan, phát triển du lịch, dịch vụ ven sông.
Hiện nay, thành phố đang tập trung rà soát, cập nhật, hoàn thiện đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060. Đồng thời, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM đang triển khai đề án phát triển kinh tế ven sông Sài Gòn, theo định hướng khai thác hiệu quả giá trị sinh thái sông nước tự nhiên, tạo hành lang cảnh quan đô thị dọc hai bên bờ sông.
Theo ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, việc nghiên cứu, cập nhật, bổ sung quy hoạch đường ven sông Sài Gòn vào quy hoạch chung của TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay là phù hợp và rất cần thiết.
Sở GTVT TP.HCM đang phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM và Sở GTVT các tỉnh để rà soát lại hướng tuyến nhằm đảm bảo khả thi. Dự kiến tuyến đường ven sông Sài Gòn sẽ kéo dài từ Mũi Đèn Đỏ (huyện Nhà Bè) đến giáp ranh giới tỉnh Tây Ninh.
"Quan điểm là các tuyến đường bám theo bờ sông Sài Gòn. Tùy theo thực trạng đô thị dọc sông cũng như khả năng điều chỉnh quy hoạch, khả năng phát triển không gian để xác định vị trí của hướng tuyến. Không nhất thiết bố trí một dạng mặt cắt ngang trên toàn tuyến.
Kiểu dáng, kết cấu của bờ kè cũng cần tính toán để linh hoạt xây dựng không gian ven sông. Có thể đoạn 4 làn đường nhưng cũng có đoạn làm 6 làn hoặc 8 làn”, ông Lâm nói.
Trao đổi với Lao Động, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn -chuyên về quy hoạch đô thị - cho biết, khi quy hoạch đường ven sông Sài Gòn cần phân biệt rõ hai loại đường. Nếu làm đường kết nối vùng đi xuyên các tỉnh thành thì không nên đi sát bờ sông mà nên thụt sâu vào ít nhất từ 500 - 800m để có không gian để phát triển bờ sông.
Còn nếu làm đường cảnh quan ven sông thì có thể đi sát bờ sông, quy mô không cần lớn lắm nhưng nên có giao thông công cộng, không gian cho người đi bộ, xe đạp.
Làm đường ven sông Sài Gòn không phải là ý tưởng mới. Trước đó, năm 2017, Tập đoàn Tuần Châu đề xuất dự án đại lộ ven sông có tổng vốn đầu tư khoảng 63.500 tỷ đồng, theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).
Tuyến đường dài 61km, nối từ cầu Bến Súc (huyện Củ Chi) dọc theo sông Sài Gòn đi về điểm cuối là ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (quận 1), đi qua huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Bình Thạnh, 1. Tốc độ xe dự kiến là 100 km/h nên chỉ mất 20-30 phút để đi từ huyện Củ Chi về Quận 1.
Việc thanh toán thực hiện bằng quyền khai thác quỹ đất thuộc huyện Củ Chi, hai bên tuyến đường song hành Tỉnh lộ 7 và các quỹ đất khác thuộc thành phố quản lý. Chủ đầu tư dự kiến thi công xong đưa vào sử dụng trong 18 tháng.
Đề xuất trên nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo TP.HCM. Tuy nhiên, Bộ GTVT và Kế hoạch - Đầu tư lúc đó cho rằng, cần xem xét tính khả thi của việc bố trí quỹ đất và bày tỏ e ngại về việc lựa chọn nhà đầu tư, năng lực tài chính, kinh nghiệm của chủ đầu tư...
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn khẳng định, chắc chắn ngân sách TP.HCM sẽ không kham nổi tuyến đường ven sông Sài Gòn. Theo ông Sơn, Nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế đặc thù cho TP.HCM vừa được Quốc hội thông qua, cho phép TP.HCM trở thành địa phương đầu tiên cả nước được thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD). Đây là cơ hội để triển khai TOD cho tuyến đường ven sông này.
“Khi triển khai đường ven sông Sài Gòn sẽ tăng giá trị cho hàng chục nghìn ha dọc tuyến. Quỹ đất đó là nguồn tài chính khổng lồ để phát triển dự án này. TP.HCM cần nhanh chóng rà soát, xác định quyền sở hữu của quỹ đất này để thu hồi, đấu giá thu hồi ngân sách” - ông Sơn nói.
Ông Trần Quang Lâm cho biết, sau khi tuyến đường ven sông Sài Gòn được bổ sung vào quy hoạch chung TP.HCM thì các bên liên quan sẽ tính toán nguồn lực triển khai. Trong đó, sẽ xác định đoạn nào có thể thu hút xã hội hóa, đoạn nào gắn với dự án phát triển đô thị theo mô hình TOD hoặc đoạn nào phải đầu tư bằng ngân sách.
Theo ông Lâm, ngoài mô hình TOD, TP.HCM còn có các loại hình khác như BT (xây dựng - chuyển giao) trả chậm bằng ngân sách, sắp tới xây dựng thêm đề án huy động nguồn lực từ trái phiếu…
Theo Lao động
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.