Cộng đồng người dùng xe điện đang xôn xao trước thông tin V-GREEN triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam. Theo đó, với mức chia sẻ doanh thu cố định 750 đồng cho mỗi kWh điện sạc cho đối tác trong tối thiểu 10 năm, nhiều khách hàng dự đoán, số lượng chủ mặt bằng tham gia cùng công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ là rất lớn.
"Chia sẻ doanh thu hậu hĩnh cho đối tác là cách nhanh nhất để phủ hệ thống trạm sạc nhượng quyền", từng có kinh nghiệm triển khai nhượng quyền trong lĩnh vực F&B, chị Nguyễn Hải Hà (TP.HCM), cũng là chủ xe VinFast VF 6, cho biết.
Theo chị, nhượng quyền là mô hình độc đáo giúp huy động nguồn lực để mở rộng mạng lưới trong thời gian ngắn. Việc V-GREEN đưa cam kết đồng hành 10 năm và hỗ trợ toàn bộ công nghệ quản lý vận hành, quản lý thu chi, bảo trì bảo dưỡng, marketing... giúp đối tác yên tâm triển khai mô hình rất tiềm năng này.
"Nhượng quyền giúp V-GREEN tiết kiệm rất nhiều thời gian đi tìm mặt bằng, qua đó đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ tầng trạm sạc", chị Hà nhìn nhận.
Vị nữ chủ xe cũng cho rằng, với mô hình này, người dùng xe điện VinFast sẽ được hưởng lợi đầu tiên khi dễ dàng tiếp cận trạm sạc. Trên các diễn đàn, nhiều người cũng thích thú với hệ thống trạm sạc VinFast sẽ xuất hiện ở bất kì đâu, từ quán cafe, hàng ăn tới các siêu thị, garage ô tô, bãi đỗ xe…
"Sạc từ nhà ra ngõ, xe điện đã tiết kiệm nay ngày càng tiện", comment của anh Tùng Lê trên một cộng đồng chủ xe VinFast VF 8 đã nhận được sự hưởng ứng của hàng nghìn thành viên. "Vừa miễn phí tiền sạc, lại mở thêm trạm sạc mới, xe tốt, bảo dưỡng rẻ, dịch vụ của Vin đúng là 10 điểm", anh Tùng Lê viết.
Giới quan sát nhìn nhận, trạm sạc là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định việc thay đổi thói quen di chuyển, thúc đẩy người dùng chuyển từ xe xăng sang xe điện để tận hưởng những lợi thế của xe xanh về sự tiện lợi, các tính năng an toàn và thông minh hơn.
Thực tế, ngay từ khi ra mắt các dòng xe điện đầu tiên, hãng xe Việt đã triển khai mạng lưới trạm sạc quy hoạch lên tới 150.000 cổng ở 63 tỉnh thành, đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại. Việc cộng hưởng từ các đối tác nhượng quyền trên toàn quốc sẽ giúp hệ thống trạm sạc xe điện tại Việt Nam phủ sóng dày đặc hơn nữa, tăng thêm động lực và sự an tâm cho người dùng khi xe điện VinFast dự kiến đạt 300.000 ô tô và 1 triệu xe máy vào cuối năm 2025.
"Mô hình này sẽ gỡ bỏ rào cản lớn nhất của người dùng với ô tô điện. Khi VinFast liên tiếp lập kỷ lục bán hàng, tôi từng có chút băn khoăn vì lượng xe tăng nhanh, nhưng với mô hình nhượng quyền của V-GREEN thì hoàn toàn yên tâm", ông Chu Đức Thành (Hà Nội), một người theo dõi thị trường xe lâu năm và cũng là người dùng VF 9 cho rằng, với mạng lưới trạm sạc phủ mọi ngõ ngách trong tương lai gần, câu chuyện "sạc ở đâu" sẽ chỉ là chuyện nhỏ.
"Trạm sạc nhượng quyền có thể nói là mô hình mang tới quyền lợi cho tất cả các bên tham gia thị trường. Người dùng được hưởng lợi trước tiên, đối tác nhượng quyền có thêm doanh thu, VinFast cũng có thêm nhiều khách hàng. Ba chân kiềng này sẽ giúp công cuộc chuyển đổi xanh vững vàng và tiến nhanh hơn", ông Thành khẳng định.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.