Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (1954-2024), các họa sĩ của Ban Vận động Mỹ thuật và Ngoại giao văn hóa Việt Nam sẽ giới thiệu một số khuôn mặt văn nghệ sĩ và doanh nhân tiêu biểu của Hà Nội trong triển lãm "Hà Nội trong mắt ai".
Đại diện Ban tổ chức triển lãm cho biết, những gương mặt tiêu biểu được giới thiệu trong triển lãm có thể sinh ra ở nhiều vùng đất nhưng đã thành danh ở đất Hà thành và góp phần làm phong phú thêm cho bề dày văn hóa của đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Họ đã để lại những góc nhìn khác nhau về một Hà Nội văn hiến.
Tranh vẽ chân dung nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, nhạc sĩ Phú Quang và đạo diễn Nguyễn Văn Thủy do họa sĩ Hải Kiên vẽ. Ảnh: BTC
"Triển lãm lần này chúng tôi hướng đến việc tôn vinh các văn nghệ sĩ và doanh nhân tiêu biểu đã góp phần tạo nên một diện mạo mới, tầng văn hóa mới của Hà Nội trong 70 năm qua. Các bức tranh này đều do các họa sĩ trẻ tham gia vẽ, mỗi bức tranh là một cách hình dung của họa sĩ về từng nhân vật, tạo nên sự đa dạng và phong phú", bà Đào Thị Liên Hương - Trưởng Ban Vận động Mỹ thuật và Ngoại giao văn hóa Việt Nam chia sẻ.
Trong số hơn 40 chân dung được giới thiệu trong triển lãm "Hà Nội trong mắt ai", có 12 bức chân dung vẽ về các họa sĩ thời Đông Dương như: Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn... qua bút vẽ của họa sĩ trẻ Lê Đức Tùng - giảng viên Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương; có 12 bức chân dung về các văn nghệ sĩ đương đại như: Nguyễn Đình Thi, Phú Quang, Trần Tiến, Phó Đức Phương, Dương Thụ, Nguyễn Quang Thiều, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Thị Trường... do họa sĩ Hải Kiên - giảng viên Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương vẽ.
Chân dung doanh nhân Trịnh Văn Bô, Nguyễn Sơn Hà và Bạch Thái Bưởi. Ảnh: BTC
Hà Nội ngày càng phát triển và giàu mạnh cũng cần phải nhắc đến các doanh nhân tiêu biểu, các nhà tư sản dân tộc đã đóng góp tiển của cho đất nước trong thời kỳ mới giải phóng như các doanh nhân: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô và trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước như: Trương Gia Bình, Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Thảo... Xen kẽ bên các bức họa vẽ chân dung của các danh nhân là những tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ nổi danh đương đại.
Triển lãm mỹ thuật "Hà Nội trong mắt ai" tổ chức từ ngày 5/7 đến 25/7 tại Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại buổi khai trương, khách mời sẽ được giao lưu cùng nhà làm phim "Hà Nội trong mắt ai" - Trần Văn Thủy. Tối cùng ngày, nhạc sĩ Trần Tiến sẽ cống hiến cho người hâm một đêm nhạc những ca khúc về Hà Nội.
Tranh vẽ chân dung doanh nhân Phạm Nhật Vượng và Trương Gia Bình. Ảnh: BTC
Tranh chân dung nhạc sĩ Trần Tiến, nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Ảnh: BTC
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.