Thứ ba, 07/05/2024

Trung Đông trở thành cây ATM của thế giới

12/09/2023 11:16 AM (GMT+7)

Với trữ lượng lớn tiền mặt, các quỹ đầu tư quốc gia Trung Đông trở thành "cây ATM" bơm tiền cho toàn thế giới.

Trung Đông trở thành cây ATM của thế giới - Ảnh 1.

Thái tử Saudi Arabia muốn gia tăng vị thế của Trung Đông trên trường quốc tế. Ảnh: WSJ.

5 năm trước, Saudi Arabia chứng kiến làn sóng tháo chạy của các nhà đầu tư nước ngoài, sau sự kiện đáng buồn của một nhà báo. Sau sự việc, một loạt doanh nghiệp Mỹ đã rút khỏi hội nghị xúc tiến Đầu tư Tương lai được Saudi Arabia, tổ chức tại thủ đô Riyadh vào giờ cuối. 

Tuy nhiên, chỉ một vài năm sau, mọi chuyện dường như đã thay đổi. Trái ngược với bầu không khí ảm đạm trước đó, Hội nghị “Davos trên sa mạc” năm nay nhận được nhiều sự quan tâm, đến mức ban tổ chức phải đề ra mức phí tham dự 15.000 USD cho mỗi lãnh đạo doanh nghiệp tham gia hội nghị.

Ai cũng muốn đến Trung Đông

Giữa bối cảnh các định chế tài chính phương Tây đang chịu ảnh hưởng từ lãi suất tăng cao, dòng tiền đầu tư bị thu hẹp, những hoàng tộc ở khu vực Trung Đông nắm giữ nhiều tiền mặt trong tay, đã sẵn sàng đầu tư, nhằm tận dụng cơ hội để gia tăng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, cũng như bước vào trung tâm “sân khấu tài chính thế giới”. 

Do đó, các quỹ đầu tư quốc gia tại Trung Đông đang được xem như là “cây ATM” đối với các quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm và các quỹ bất động sản của phương Tây, vốn đang gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn ở những khu vực khác.

Trung Đông trở thành cây ATM của thế giới - Ảnh 2.

Thị trường M&A đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ các nhà đầu tư Trung Đông. 

Một quỹ đầu tư của Abu Dhabi mới đây đã hoàn thành thương vụ thâu tóm quỹ đầu tư Fortress với giá hơn 2 tỷ USD. Quỹ đầu tư của Saudi Arabia thì mua lại mảng tài chính hàng không của ngân hàng Standard Chartered, với giá hơn 700 triệu USD. 

Không những vậy, các công ty và quỹ khác của Abu Dhabi cũng vừa thu mua một công ty y tế ở Anh trị giá 1,2 tỷ USD và một phần công ty thực phẩm khổng lồ từ Colombia với giá 6 tỷ USD.

“Người người nhà nhà đều đổ xô muốn đến Trung Đông trong khi ở các khu vực khác, việc huy động vốn lại gặp nhiều khó khăn. Điều này giống hệt cơn sốt vàng ở Mỹ trước đây”, ông Peter Jädersten, nhà sáng lập công ty tư vấn Jade Advisors, cho biết.

Theo đó, ngày càng có nhiều lãnh đạo đến từ Thung lũng Silicon và New York thường xuyên xuất hiện tại các khách sạn Trung Đông. Những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm cũng dần chú ý đến dòng vốn “dồi dào” của Trung Đông, chẳng hạn như ông Sam Bankman Fried, cựu CEO FTX. 

Mặt khác, Hội nghị xúc tiến Đầu tư Tương lai được tổ chức tại thủ đô Riyadn diễn ra vào tháng tới, được kỳ vọng trở thành nam châm thu hút “những kẻ săn tiền”.

Dòng vốn dồi dào

Dấu ấn của dòng vốn từ Trung Đông thể hiện rõ rệt nhất ở các quỹ tư nhân. Mặc dù có rất ít số liệu thống kê chi tiết được công bố, các con số từ dữ liệu của 2 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất ở Trung Đông cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc. 

Tại quỹ đầu tư công (PIF) của Saudi Arabia, lượng vốn cam kết cho các danh mục chứng khoán đầu tư ghi nhận tăng lên 56 tỷ USD trong năm 2022, từ mức 33 tỷ USD trong năm 2021. Ngoài ra, quỹ Mubadala của Abu Dhabi cũng cam kết tăng lượng vốn lên gấp đôi, đạt 18 tỷ USD trong năm 2022.

Trung Đông trở thành cây ATM của thế giới - Ảnh 3.

Ông Steven Mnuchin, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, cho biết quỹ đầu tư phòng hộ ông quản lý đã huy động vốn từ Trung Đông trong những năm gần đây. Ảnh: WSJ.

Có 2 lý do đằng sau sự bùng nổ của dòng vốn ở Trung Đông. Thứ nhất, giá năng lượng tăng cao. Giá năng lượng tăng kỷ lục đã giúp các quỹ đầu tư ở Trung Đông có thêm hàng chục tỉ USD. Song, nhược điểm chính là nếu giá dầu giảm, đồng nghĩa dòng vốn sẽ nhanh chóng siết lại. 

Thứ 2, Thái tử Saudi Arabia Mohammad bin Salman và các quan chức hàng đầu Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) mong muốn gia tăng vị thế của Trung Đông trên trường quốc tế, bằng cách bơm tiền vào các quỹ đầu tư quốc gia, đồng thời mở rộng các khối ngành kinh tế nội địa.

Trong lúc các quỹ đầu tư Trung Đông tăng trưởng mạnh mẽ thì các quỹ đầu tư mạo hiểm trên thế giới lại chật vật với khó khăn.

Theo thống kê, nửa đầu năm 2023, các nhà đầu tư chỉ rót khoảng 33 tỷ USD vào các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Mỹ, giảm hơn một nửa so với con số 74 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2021. Tổng vốn mà các quỹ tư nhân huy động được cũng giảm 10% trong năm 2022, xuống còn 1.500 tỷ USD và vẫn đang tiếp tục giảm.

Theo Nhịp cầu Đầu tư

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Phân bón Cà Mau: Đón nhận nhiều tình cảm từ chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng”

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã một lần nữa khẳng định vị thế của một doanh nghiệp lớn trong ngành và tạo ra ấn tượng sâu sắc với gần 1.700 nông dân và đại lý từ khắp cả nước thông qua giai đoạn 1 chương trình “Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng 2024".

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Trung tâm Y học Thể thao Vinmec được công nhận xuất sắc theo chuẩn châu Á

Ngày 6/5, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City chính thức được công nhận là Trung tâm y học thể thao xuất sắc theo chuẩn của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC).

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

Qantas Airways, hãng hàng không quốc gia Úc, đã đồng ý chi ra 120 triệu đô-la Úc (79 triệu USD) để giải quyết cho hành vi lừa dối khách hàng vì đã bán hàng ngàn vé cho "các chuyến bay ma".

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe

Ngày 6/5, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị lựa chọn phương án mở rộng dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành (thuộc cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây) với quy mô 10 làn xe.

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac "quay xe" với kế hoạch sản xuất xe thuần điện

Cadillac, thương hiệu xe sang tiêu biểu cho ngành ô tô Mỹ, đang cài số lùi cho kế hoạch phát triển xe thuần điện vì sẽ kéo dài thời gian cho xe lai hybrid giữa động cơ đốt trong và điện.