Ngày 16-6, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo Phát triển giá trị nho và sản phẩm từ nho. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Nho – Vang Ninh Thuận năm 2023.
Đưa du khách đến với vườn nho
Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, cho biết cây nho ở Ninh Thuận đã từng nổi tiếng cả nước với cái tên sản vật gắn liền với địa danh: “Nho Ninh Thuận”. UBND tỉnh Ninh Thuận đã công nhận 22 sản phẩm từ nho đạt chứng nhận sản phẩm OCOP.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận cho hay hội thảo là dịp để trao đổi, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nho, chế biến vang và các sản phẩm khác từ nho tại Ninh Thuận. Qua đó, giúp cho các doanh nghiệp, người sản xuất nho nắm bắt về những tiến bộ kỹ thuật mới trong việc trồng nho, chế biến rượu Vang, các sản phẩm khác...
Trình bày tham luận, chị Bùi Minh Yến, trang trại Hoàng Yến, trang trại đã tìm ra định hướng mới để phát triển nho theo mô hình phát triển và làm tăng giá trị sản phẩm gắn với du lịch. Trong đó, tập trung phát triển giá trị sản phẩm, nhân rộng diện tích giống nho mới và phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch.
“Trang trại đã ứng dụng công nghệ nhà màn, tưới nhỏ giọt, nghiên cứu nuôi trồng giống nho mới để nhân rộng và kết hợp du lịch, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực địa phương để giới thiệu với du khách”- chị Yến cho hay.
Theo chị Yến, mô hình mới đã mang lại nhiều giá trị cho trang trại như tăng doanh thu nhờ lượng khách tham quan, phát triển các kênh bán lẻ trái nho, kích cầu tạo chuỗi bán hàng. Đồng thời, quảng bá hình ảnh của Ninh Thuận một cách có hiệu quả.
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào cây nho
Ông Lê Văn Cửa, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM, chia sẻ khi nói đến Ninh Thuận là nói đến nho như nói đến Đà Lạt là hoa, đây là thương hiệu đã có từ lâu của Ninh Thuận. Tuy nhiên, ông Cửa cho rằng sản xuất nông nghiệp mà không chuyển đổi, đặc biệt là không áp dụng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì sẽ không hiệu quả.
“Nếu không áp dụng công nghệ cao thì người trồng nho làm sao dám mời du khách ăn trái nho đang trên giàn. Tại vì, nho ngày xưa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều”- ông Cửa chia sẻ.
Theo vị này, nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí như bền vững trong canh tác, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội. Cùng với đó, nông nghiệp công nghệ cao cần được nhân rộng cho người dân, có giá trị về thời gian và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Cùng quan điểm, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho rằng ngành nông nghiệp cần thay đổi tư duy của người trồng trong ứng dụng công nghệ cao vào trồng nho.
Ông Tùng cho rằng vấn đề an toàn thực phẩm vẫn là yếu tố hàng đầu đối với một sản phẩm. Vì vậy, ứng dụng công nghệ cao vào trồng nho để cho ra sản phẩm đạt chất lượng, có sức cạnh tranh và có thể xuất khẩu để tạo niềm tin cho người dân.
“Chúng ta phải làm sao để người dân xóa bỏ cách nghĩ cây nho sử dụng nhiều thuốc. Cái này thì cần phải thay đổi tư duy của người trồng nho trong ứng dụng công nghệ cao”- ông Tùng nói.
Ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết hội thảo đã nhận được nhiều tham luận góp ý tất cả các khâu từ giống, sản xuất, chế biến và tiêu thụ gắn với du lịch để phát triển giá trị nho và sản phẩm từ nho Ninh Thuận.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết tỉnh đã có các chính sách, chủ trương, nghị quyết phát triển cây nho, trong đó, ưu tiên xuất khẩu nho. Qua hội thảo, cây nho được nâng cao giá trị từ trái nho, giống nho và cả lá nho.
“Cây nho đã được đa dạng các sản phẩm như gắn với du lịch, nho kiểng, nho cảnh và sản xuất nho để lấy lá. Cuối cùng chúng tôi rất trân trọng là người trồng nho ngày càng trẻ hóa. Qua đó, người trồng nho dễ tiếp cận khoa học công nghệ, thị trường tạo ra được nhiều giá trị gia tăng cho cây nho”- ông Lê Huyền nói.
Ông Lê Huyền giao Sở NN& PTNT rà soát, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu để tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thực hiện phát triển bền vững cây nho và các sản phẩm từ nho gắn với chuỗi giá trị trong toàn bộ các khâu: sản xuất - chế biến - tiêu thụ trong thời gian tới.
Ninh Thuận có hơn 1.052 ha trồng nho với sản lượng khoảng 25.700 tấn/năm. Giá trị sản xuất hàng năm của cây nho đạt 19-20% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Công ty chứng khoán SSI đã nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước hơn 7,33 tỷ đồng. Đây là tổng số thuế bị truy thu, tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế cho năm 2022 và 2023.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Ông Alain Cany, doanh nhân người Pháp dày dạn kinh nghiệm tài chính và đầu tư vốn, vừa trở thành Chủ tịch HĐQT tại REE, công ty do bà Nguyễn Thị Mai Thanh sáng lập.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Honda Việt Nam vừa phát đi thông báo về việc triển khai chiến dịch triệu hồi xe hybrid CR-V e:HEV RS được nhập khẩu từ Thái Lan. Thời gian bắt đầu kiểm tra là ngày 25/11/2024.