Tại hội thảo "Masan: Bước chuyển mình của doanh nghiệp hàng đầu ngành tiêu dùng bán lẻ" mới đây, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp hữu ích giúp các doanh nghiệp theo kịp xu thế mới và phát triển bền vững
Theo bà Bùi Nguyễn Cẩm Giang, Trưởng phòng Phân tích Ngành hàng Tiêu dùng & Bán lẻ tại HSC, xu hướng thoái vốn khỏi các mảng kinh doanh không cốt lõi (non-core) đã và đang diễn ra mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19. Sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng tiêu dùng dẫn đến sự biến động lớn về tốc độ tăng trưởng và biên lợi nhuận của các mảng kinh doanh.
Việc thoái vốn khỏi các mảng non-core giúp doanh nghiệp tập trung vào các mảng cốt lõi có khả năng sinh lời cao hơn, đồng thời cải thiện bảng cân đối kế toán bằng cách giảm nợ và tăng lượng tiền mặt. Đối với một số doanh nghiệp, thoái vốn khỏi các mảng non-core còn giúp họ vượt qua khó khăn khi không đủ nguồn lực để duy trì các mảng ngoài ngành.
Trong năm 2023, Unilever đã thực hiện một số thương vụ thoái vốn khỏi Dollar Shave Club và thương vụ này vừa hoàn thành vào tháng 6/2024, bà Giang cho biết.
Cũng trong tháng 3 vừa rồi, Unilever tách riêng mảng kem vốn có mô hình hoạt động khác với cốt lỗi kinh doanh của mình. Sau khi tách mảng Unilever tập trung chính vào các mảng kinh doanh làm đẹp, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng. Điều đó đã giúp cho kết quả kinh doanh của Unilever tăng trường trở lại.
Sau kết quả lợi nhuận quý 1/2024 được công bố giá cổ phiếu của Unilever đã tăng trưởng mạnh và còn tăng mạnh hơn nữa sau chương trình mua lại cổ phần trị giá 1.5 tỷ USD dự kiến thực hiện trong năm 2024.
Vì vậy, khi thoái vốn khỏi mảng non-core trở thành xu hướng mạnh thì việc đầu tư vào các doanh nghiệp đang có những động thái này cũng là một xu hướng nổi bật hiện nay.
Theo nghiên cứu thị trường của Infocus Mekong Research, trong những năm gần đây, xu hướng ở nhà và nấu ăn tại nhà của người dân ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu mua và sử dụng các loại sản phẩm, nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm ngày cũng tăng nhanh theo.
Tại hội thảo, bà Giang cho biết hiện nay nhu cầu người dân dành nhiều thời gian cho gia đình chiếm khoảng 66%, do vậy nhu cầu về sự tiện lợi đang là xu hướng nổi bật, thể hiện thông qua nhu cầu cho các sản phẩm bữa ăn sẵn (ready to eat) và bữa ăn sơ chế sẵn (ready to cook) ngày càng tăng mạnh.
Theo nghiên cứu của Kantar, chuyên gia toàn cầu về nghiên cứu thị trường, cung cấp dữ liệu và insight, trong quý 1/2024, người tiêu dùng đặt mối quan tâm hàng đầu về vấn đề sức khỏe và an toàn thực phẩm, xu hướng lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch cũng bắt đầu tăng cao.
Một mảng tiêu dùng khác đang phục hồi sau COVID-19 là nước giải khát. Sản phẩm này thường được tiêu thụ cùng các hoạt động ngoài trời, thể thao và dã ngoại. Do đó, khi các hoạt động này trở lại bình thường, nhu cầu nước giải khát cũng tăng theo.
Cuối cùng, xu hướng cao cấp hóa sản phẩm, dù không còn mới và thậm chí chững lại trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhưng theo bà Giang, xu hướng này sẽ ngày càng nổi bật trong dài hạn.
Bán lẻ Việt Nam phục hồi chậm vào đầu năm 2024
Trong 5 tháng đầu năm 2024, kinh doanh bán lẻ Việt Nam có sự phục hồi nhưng thấp hơn dự kiến, với mức tăng 8.7% (tăng 5.2% nếu điều chỉnh lạm phát). Tuy nhiên, doanh số bán lẻ dịch vụ dần dần hồi phục mạnh hơn. Những tiến bộ của ngành du lịch và lượng khách quốc tế đến Việt Nam giúp thúc đẩy sự tăng trưởng trên nền tảng này.
Nếu phân tích từng chuyên ngành, sau khoản thời gian sụt giảm, kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã bắt đầu hồi phục. Theo số liệu nghiên cứu của Nielsen, doanh số ngành FMCG đã tăng 2.8% trong tháng 4-5/2024, so với mức giảm 2.9% trong quý 1/2024 và giảm 4.1% trong quý 4/2023, đồng thời nâng tổng mức tăng trưởng 5 tháng 2024 lên 1.1%.
Trong nửa cuối năm 2024, ngành tiêu dùng sẽ phục hồi mạnh, tuy nhiên ngành công nghệ chỉ chiếm 6% lực lượng lao động trong khi ngành may mặc, da giày chiếm tỷ trọng đến 21%, nhưng lại chưa tăng đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu, số lượng việc làm của các ngành da giày, dệt may sẽ có cơ hội tăng mạnh hơn do thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ sẽ nhập hàng nhiều hơn so với năm trước, qua đó thúc đẩy thu nhập người lao động, thúc đẩy mức tiêu dùng chung
Doanh số bán lẻ dịch vụ và tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh do lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây.
Theo tạp chí điện tử Tài chính và Cuộc sống
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.