Cáo trạng của vụ án thể hiện, từ năm 2015 - 2018, ông Chung đã sử dụng pháp nhân Công ty DCB, ký kết các Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Hợp đồng chuyển nhượng đất, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Văn bản thỏa thuận để chuyển nhượng đất nền và thu tiền của nhiều khách hàng.
Các thửa đất mà ông Chung thỏa thuận sẽ phân lô, tách thửa để bán cho khách hàng, đều không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Chung. Trong đó có một số thuộc quy hoạch đất giao thông, đất cây xanh, thuộc diện đất bị thu hồi không có khả năng chuyển mục đích sử dụng đất.
Cơ quan điều tra xác định, ông Chung đã sử dụng tư cách giám đốc, đại diện Công ty DCB, ký hợp đồng với 45 khách hàng và thu gần 81 tỷ đồng, nhưng đã trả lại gần 4 tỷ đồng, còn chiếm đoạt gần 77 tỷ đồng. Các thửa đất trong vụ án đã chuyển nhượng qua nhiều người khác, do đó ông Chung không thể có đất để giao cho khách hàng như đã thỏa thuận. Đồng thời, bị can này cũng không trả lại tiền cho khách hàng.
Ông Nguyễn Văn Chung trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam đã cùng ông Lê Văn Lâm (Tổng giám đốc 1 công ty bất động sản ở Đồng Nai) và ông Lâm Sơn Hoàng (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) tố cáo cha con ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát và một số cá nhân khác.
Cụ thể, ngày 5/11/2020, ông Chung tố cáo việc ông có vay tiền của bà Trần Uyên Phương (con gái ông Thanh) và ký "hợp đồng giả cách" chuyển nhượng lô đất hàng ngàn mét vuông tại quận Bình Tân - TP.HCM, nhưng sau đó ông bị mất luôn lô đất này. Ngày 25/2/2021, ông Chung bị khởi tố.
Đến ngày 9/3/2021, căn cứ xác minh từ đơn tố cáo của ông Chung và một số cá nhân khác đối với bà Trần Uyên Phương, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm, đoạt tài sản", xảy ra tại TP.HCM, Đồng Nai. Sau đó Cơ quan điều tra đã tạm đình chỉ do hết thời hạn, và cần làm rõ thêm một số nội dung liên quan công tác giám định.
Từ ngày 8/4 đến ngày 10/4/2023, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với ông Trần Quí Thanh, bà Trần Uyên Phương, bà Trần Ngọc Bích (cũng là con gái của ông Thanh).
Cùng ngày 10/4, Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam ông Thanh, bà Phương để điều tra hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "Trốn thuế", "Cưỡng đoạt tài sản" liên quan một số bất động sản, dự án có giá trị đặc biệt lớn tại TP.HCM và Đồng Nai.
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.
Phân bón công nghệ Eco-Nanomix giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, rễ nhiều, dài và ăn sâu nên tăng khả năng hút nước, dinh dưỡng; tăng khả năng chống chịu trong điều kiện thời bất lợi.