Tập đoàn dược phẩm Hàn Quốc Dongwha Pharm vừa thông báo mua lại 51% cổ phần của chuỗi nhà thuốc Trung Sơn (Trung Sơn Pharma) tại Việt Nam, theo The Korea Economic Daily.
Dongwha Pharm chi khoảng 30 triệu USD để nắm quyền chi phối nhà thuốc Trung Sơn. Dự kiến, thương vụ sẽ hoàn tất vào cuối tháng 10/2023.
Chuỗi nhà thuốc Trung Sơn được thành lập năm 1997, có trụ sở đặt tại Cần Thơ. Theo thông tin tự giới thiệu trên website, Công ty TNHH Trung Sơn Alpha là doanh nghiệp đứng sau hệ thống nhà thuốc này.
Chuỗi nhà thuốc Trung Sơn chuyên bán lẻ dược phẩm, mỹ phẩm, vật tư y tế và thực phẩm chức năng, cung cấp đa dạng hơn 10.000 mặt hàng. Ngoài nhà thuốc, Trung Sơn còn có 1 trung tâm mỹ phẩm và 1 thẩm mỹ viện.
Cập nhật trên website chuỗi nhà thuốc Trung Sơn ngày 9/8, hệ thống này đang có tất cả 141 nhà thuốc. Đáng chú ý, địa bàn hoạt động của các nhà thuốc Trung Sơn hiện gần như có mặt khắp miền các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhiều nhất là Cần Thơ, nơi công ty đặt trụ sở.
Cụ thể, Cần Thơ có đến 62 nhà thuốc Trung Sơn, phủ sóng khắp quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn… Tiếp đến, tỉnh An Giang có 16 nhà thuốc Trung Sơn, Vĩnh Long 13 nhà thuốc, Đồng Tháp 9 nhà thuốc...
Trong khi đó, nhà thuốc Trung Sơn tại TP.HCM chỉ 2 cửa hàng. Đây là câu trả lời cho nhiều người vẫn thắc mắc hầu như không thấy nhà thuốc Trung Sơn nào tại TP.HCM, dù Dongwha Pharm cho biết Trung Sơn là chuỗi nhà thuốc lớn tại Việt Nam, lên đến hơn 140 cửa hàng.
Chuỗi nhà thuốc Trung Sơn hiện có hơn 1.000 dược sĩ. Tốc độ phát triển của Trung Sơn Pharma chỉ trong 4 năm trở lại đây, từ 23 nhà thuốc năm 2018, sau đó phát triển thần tốc đến con số 141 nhà thuốc như hiện nay. Tốc độ tăng trưởng kể từ năm 2019 đến nay ấn tượng đến 46%.
Theo The Korea Economic Daily, doanh thu Trung Sơn Pharma đạt 568 triệu USD vào năm 2022.
Tổng giám đốc Trung Sơn Pharma hiện nay là bác sĩ CKII Trương Thanh Sơn, có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành. Ông cũng là một trong hai nhà sáng lập Trung Sơn Pharma, cùng với bà Trương Hoàng Thanh Trúc. Bà Trúc hiện giữ chức Chủ tịch hệ thống nhà thuốc Trung Sơn.
Thị trường chuỗi nhà thuốc, bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam sẽ tiếp tục nóng khi có sự tham gia của Dongwha Pharm sau khi bắt tay với Trung Sơn Pharma. Sau thương vụ, Dongwha Pharm có kế hoạch phát triển chuỗi nhà thuốc Trung Sơn lên con số 460 cửa hàng vào năm 2026. Nhiều khả năng, Dongwha Pharm sẽ tiến sâu vào thị trường TP.HCM - nơi Trung Sơn Pharma đang bỏ trống.
Dongwha Pharm có kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam với các loại thuốc không kê đơn. Công ty cũng có kế hoạch bắt đầu bán các sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe, nhất là những sản phẩm được người Việt chuộng như hồng sâm, vitamin, thực phẩm làm đẹp của Hàn Quốc.
“Thương vụ mua lại này là một bước quan trọng hướng tới việc mở rộng chiến lược của chúng tôi sang thị trường dược phẩm và làm đẹp khu vực Đông Nam Á”, một nguồn tin của Dongwha Pharm cho biết.
Thị trường bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam được đánh giá đầy tiềm năng. Theo hãng nghiên cứu thị trường BMI, thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam có tính phân mảnh rất cao, với hơn 50.000 nhà thuốc hầu hết là cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Doanh số thị trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026.
Nhiều “ông lớn” đang dẫn đầu thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam hiện nay về số lượng cửa hàng có Pharmacity, Long Châu, An Khang… Cuộc cạnh tranh của các thương hiệu đang ngày càng khốc liệt khi các ông lớn tiến ra khỏi hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM, trong khi chiến lược của Trung Sơn Pharma có thể sẽ đi theo chiều ngược lại.
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức dưới 1%, với nhiều gói trong đó chỉ có 1 đơn vị tham gia.
Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc THACO của ông Trần Bá Dương vừa đóng gói lô thiết bị xuất khẩu sang Khu liên hợp Snuol ở Campuchia. THILOGI dự kiến đến hết năm 2024 sẽ vận chuyển xuyên biên giới hơn 38.000 con bò và gần 44.000 tấn thức ăn chăn nuôi.
Nhiều quỹ mở đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hiệu suất cao hơn nhiều so "thước đo" VN-Index của thị trường. Đặc biệt, có quỹ ghi nhận cao gấp đôi mức tăng của VN-Index.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).
Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.