Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp này đảm bảo doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao chiếm ít nhất 70% tổng doanh thu thuần hàng năm, theo đề án “Phát triển điện sạch, năng lượng xanh phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển công nghệ cao trên địa bàn TP.HCM".
Sở Công Thương thành phố vừa trình lên UBND TP.HCM đề án này sau khi đã tiếp thu ý kiến các sở ngành liên quan.
Đề án nêu rằng TP.HCM có lượng bức xạ lớn, trung bình khoảng 1.581 kWh/m2/năm, số giờ nắng trung bình trong tháng dao động từ 100 - 300 giờ, liên tục trong suốt cả năm, không bị gián đoạn như ở miền Bắc. Vào mùa khô, số giờ nắng lên tới 300 giờ. Đối với mùa mưa, số giờ nắng khoảng 150 giờ.
Do đó, tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời ở TP.HCM rất lớn, đặc biệt là điện mặt trời trên mái nhà. Theo số liệu năm 2022, nguồn điện sạch từ năng lượng tái tạo đóng góp khoảng 422 MW, chiếm 9,32% so với công suất đỉnh (Pmax = 4.529 MW) lưới điện thành phố.
TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên nhu cầu tiêu thụ điện tại đây cũng rất cao. Để đáp úng nhu cầu, việc phát triển điện mặt trời mái nhà tại thành phố là cần thiết và hiệu quả vì không tốn diện tích đất khi lắp đặt, chống nóng hiệu quả cho công trình, tăng thêm nguồn cấp điện tại chỗ, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh cung cấp điện và giảm nhu cầu truyền tải điện từ bên ngoài cấp điện vào cho khu vực thành phố, có thể huy động dễ dàng nguồn vốn đầu tư từ nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, thực hiện lắp đặt đơn giản, nhanh chóng.
Với đề án này, TP. HCM phấn đấu đạt tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo chiếm tối thiểu 15% tổng công suất cực đại của hệ thống điện thành phố trong giai đoạn 2025-2030. Nhóm được đầu tư gồm các doanh nghiệp công nghệ cao trong và ngoài các khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu công nghiệp tại thành phố
Để được đầu tư phát triển điện mặt trời, các doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng các tiêu chí theo Luật Công nghệ cao và Luật Đầu tư, đồng thời đảm bảo doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao chiếm ít nhất 70% tổng doanh thu thuần hàng năm.
Khi đề án được phê duyệt, các doanh nghiệp có nhu cầu phát triển điện mặt trời mái nhà sẽ gửi hồ sơ về Sở Công Thương để xét duyệt.
Sở Công Thương sẽ xác định các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí và phân bổ công suất dự án theo quy định, phù hợp với quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 1/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, TP. HCM được phân bổ tổng công suất phát triển điện mặt trời mái nhà là 73MW.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.