ACB, ngân hàng thương mại tư nhân lớn thứ tư tại Việt Nam, đã đạt đến giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài 30% - mức trần theo quy định của Chính phủ. Nói cách khác, ACB đã hết "room" sở hữu ngoại. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài nào muốn đầu tư vào nhà băng này phải mua lại cổ phần từ một nhà đầu tư ngoại hiện hữu.
CVC Capital đầu tư vào ACB từ năm 2017. Hiện nay, quỹ châu Âu này đang làm việc với một công ty tư vấn (không được công khai tên) để chuyển nhượng khoản đầu tư này. Theo thị giá hôm nay, 5/1, vốn hóa của ACB tương đương khoảng 4,03 tỷ USD, và phần nắm giữ của CVC Capital tương đương 200 triệu USD.
Hãng tin Reuters trích lời 2 nguồn tin không nêu tên của hãng, cho biết trong số các công ty tiếp cận CVC Capital để thương lượng có các doanh nghiệp từ Nhật Bản.
Trong thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã nhảy vào thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Việt Nam. Theo nhiều công ty tư vấn về M&A ở Việt Nam và nước ngoài, dòng vốn Nhật Bản này sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam, nơi các công ty Nhật nhìn thấy nhiều tiềm năng tăng trưởng kinh doanh.
Quá trình đàm phán giữa CVC với các bên mua tiềm năng đang diễn ra, và chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra, theo Reuters. Hãng tin quốc tế này cho biết cả CVC lẫn ACB (trụ sở chính ở TP.HCM) không có phản hồi gì với Reuters, về thông tin liên quan đến thương vụ tiềm năng này.
Quý 3/2023, ACB đạt lợi nhuận sau thuế ở con số 4.038 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ của năm 2022. Lũy kế 3 quý đầu năm 2023, lợi nhuận ACB hơn 12.000 tỷ đồng, xếp thứ 7 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Đến hết ngày 30/9, tổng tài sản ACB đạt gần 650.000. Tăng trưởng tín dụng của ACB đạt 8,2%, cao hơn trung bình toàn ngành. Tỷ lệ nợ xấu tại ACB chỉ 1,2%, dù tăng so với đầu năm 2023 (chỉ 0,74%) nhưng vẫn là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong các ngân hàng niêm yết.
Liên tục trong 5 năm (đến hết 2022), ACB duy trì tỷ lệ nợ xấu ở dưới 1%, nằm trong nhóm thấp nhất Việt Nam cùng với các nhà băng như Vietcombank và Techcombank.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.