Thứ hai, 14/10/2024

Đi qua 6 tháng làm ăn khó khăn, lộ diện những doanh nghiệp đang có nhiều tiền nhất

03/08/2023 8:50 AM (GMT+7)

PV GAS đang là doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt lớn nhất, với gần 50.000 tỷ đồng. Hòa Phát có hơn 36.000 tỷ đồng; ACV nắm hơn 31.000 tỷ đồng tiền mặt, trong đó hơn 29.500 tỷ đồng đang gửi ngân hàng. Lọc hóa dầu Bình Sơn cũng có lượng tiền mặt hơn 29.000 tỷ đồng.

Báo cáo tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của các doanh nghiệp cho thấy, ngoài kết quả kinh doanh không thuận như mọi năm, nhiều doanh nghiệp lớn trên thị trường lại đang có số dư tiền mặt hàng chục ngàn tỷ đồng. 

Trong đó, 4 doanh nghiệp đang có lượng tiền mặt lớn nhất thị trường là Tổng công ty khí Việt Nam (PV GAS), Hòa Phát, Tổng công ty Cảng hàng không việt Nam (ACV), Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Đi qua 6 tháng làm ăn khó khăn, lộ diện những doanh nghiệp đang có nhiều tiền mặt nhất - Ảnh 1.

Đi qua 6 tháng làm ăn khó khăn, lộ diện những doanh nghiệp đang có nhiều tiền mặt nhất. Ảnh: ĐTCK

Theo báo cáo, đến cuối tháng 6/2023, PV GAS đang có gần 50.000 tỷ đồng, tăng gần 6.500 tỷ đồng so với đầu năm 2023. Trong đó tiền mặt và tài sản tương đương tiền là gần 12.500 tỷ đồng, còn lại là tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng.

Trong quý II, GAS ghi nhận doanh thu thuần đạt 24.043 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế 3.196 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Riêng công ty mẹ mang về 3.156 tỷ đồng lợi nhuận.

Kỳ này, doanh thu tài chính của PV GAS tăng tới 58%, đạt 598 tỷ đồng. Trong khi chi phí lãi vay giảm 53%, còn 95,2 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng trong kỳ tăng nhẹ lên 546 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 75%, lên 306 tỷ đồng.

Lũy kế nửa đầu năm 2023, PV GAS ghi nhận doanh thu thuần đạt 45.257 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 6.613 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Công ty mẹ ghi nhận lợi nhuận 6.506 tỷ đồng.

Năm 2023, PV GAS đặt kế hoạch doanh thu 76.441 tỷ đồng, giảm 25,4% so với năm 2022; lợi nhuận sau thuế dự kiến 6.539 tỷ đồng, giảm đến 56,6% so với thực hiện trong năm 2022.

Đi qua 6 tháng làm ăn khó khăn, lộ diện những doanh nghiệp đang có nhiều tiền mặt nhất - Ảnh 2.

PV GAS là "vua" tiền mặt đến cuối tháng 6/2023, với lượng tiền và tương đương tiền gần 50.000 tỷ đồng. Ảnh" PV GAS

PV GAS cũng vừa công bố ngày 30/8 chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 bằng tiền, với tỷ lệ 36%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 3.600 đồng.

Doanh nghiệp đứng thứ 2 có lượng tiền mặt lớn là Thép Hòa Phát. Đến cuối quý 2, Hòa Phát đang có hơn 36.000 tỷ đồng tiền mặt, trong đó tiền gửi kỳ hạn ngắn tại các ngân hàng đang gần 23.000 tỷ đồng, còn lại là tiền và tài sản tương đương tiền trên 13.000 tỷ đồng. Theo thuyết minh, tập đoàn cũng thu về 571 tỷ đồng lãi tiền gửi, tiền cho vay.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Hòa Phát ghi nhận 56.085 tỷ đồng doanh thu thuần, bằng 69% cùng kỳ 2022 và 1.831 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, con số lợi nhuận này chỉ bằng 15% cùng kỳ.

Năm 2023, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 8.000 tỷ. Như vậy sau 6 tháng, Hòa Phát mới đạt 38% chỉ tiêu doanh thu và 23% kế hoạch lợi nhuận năm.

Theo dữ liệu tại bảng cân đối kế toán, đến ngày 30/6, Hòa Phát có 176.294 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 5.959 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó chủ yếu tăng ở chi phí xây dựng cơ bản dở dang (tăng 3.336 tỷ đồng lên 16.670 tỷ đồng).

Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) đến cuối quý 2 đang có hơn 31.000 tỷ đồng tiền mặt, trong đó hơn 29.500 tỷ đồng đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, chiếm gần nửa tài sản.

Theo công bố kết quả kinh doanh quý 2, ACV có doanh thu tăng 43,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.929 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp 2.958 tỷ đồng, tăng 86%. Đây cũng là mức doanh thu cao nhất từ trước đến nay.

Đi qua 6 tháng làm ăn khó khăn, lộ diện những doanh nghiệp đang có nhiều tiền mặt nhất - Ảnh 4.

Đến cuối quý 2, Hòa Phát đang có hơn 36.000 tỷ đồng tiền mặt, trong đó tiền gửi kỳ hạn ngắn tại các ngân hàng đang gần 23.000 tỷ đồng. Ảnh: HPG

Lũy kế 6 tháng, ACV ghi nhận doanh thu 9.657 tỷ đồng, tăng đến 74% cùng kỳ và lãi sau thuế 4.241 tỷ đồng, tăng 23,3%.

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của ACV đạt 63.213 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp đạt 31.274 tỷ đồng, chiếm gần nửa tài sản; vốn chủ sở hữu đạt 46.652 tỷ đồng.

Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), đơn vị quản lý vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đến cuối quý 2 đang có tổng cộng hơn 29.000 tỷ đồng tiền mặt, chiếm 39% giá trị tài sản. Trong đó hơn 9.000 tỷ đồng đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng. Hơn 20.000 tỷ đồng còn lại là tiền và các tài sản tương đương tiền.

Đi qua 6 tháng làm ăn khó khăn, lộ diện những doanh nghiệp đang có nhiều tiền nhất - Ảnh 5.

ACV đang quản lý hầu hết các sân bay dân sự tại Việt Nam. Ảnh: ACV

Theo báo cáo tài chính quý 2, BSR đạt doanh thu thuần 33.669 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 1.456 tỷ đồng lãi, giảm đến 86,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.339 tỷ đồng, giảm 87% so với năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng, BSR thu về 67.734 tỷ đồng doanh thu, giảm hơn 22% so với cùng kỳ và lợi nhuận ròng giảm đến 76,2%, đạt  2.970 tỷ đồng so với thực hiện năm trước. Dù vậy, công ty đã vượt 129% so với kế hoạch lợi nhuận năm.

Báo cáo ghi nhận thời điểm 30/6, tổng tài sản của BSR đạt 75.042 tỷ đồng, giảm 4,4% so với số đầu năm. Trong đó, chiếm 39% tài sản là các khoản tiền và tiền gửi ngân hàng, tương đương 29.230 tỷ đồng. Số tiền gửi này đã mang về 762,5 tỷ đồng tiền lãi cho BSR trong nửa đầu năm, tương ứng mỗi ngày nhận gần 3 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Olympia, nam sinh Huế và tính thuần Việt

Olympia, nam sinh Huế và tính thuần Việt

Cuộc thi gameshow kiến thức học sinh Olympia năm 2024, nam sinh người Huế bấm được nút giành quyền trả lời câu hỏi; chưa trả lời thì bạn đã la hét hò reo, lăn ra sàn ăn mừng chiến thắng. Dư luận có người khen nhưng cũng có người nghĩ khác.

Nông dân cần hỗ trợ vốn, khoanh nợ để phục hồi sản xuất sau bão số 3

Nông dân cần hỗ trợ vốn, khoanh nợ để phục hồi sản xuất sau bão số 3

Để phục hồi sản xuất sau bão số 3, nhiều nông dân mong muốn được hỗ trợ nguồn vốn và được vay mới; khoanh nợ, giãn nợ, hoãn trả đối với những khoản vay đã bị cơn bão làm thiệt hại.

Lãnh đạo Hội Nông dân, Bộ NNPTNT lắng nghe ý kiến nông dân xuất sắc

Lãnh đạo Hội Nông dân, Bộ NNPTNT lắng nghe ý kiến nông dân xuất sắc

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX với chủ đề: "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lắng nghe nông dân nói" là dịp để nông dân bày tỏ ý kiến, kiến nghị với lãnh đạo.

Trí tuệ nhân tạo khiến nhân viên TikTok mất việc hàng loạt

Trí tuệ nhân tạo khiến nhân viên TikTok mất việc hàng loạt

Tập đoàn mẹ tại Trung Quốc của TikTok mới thông báo sa thải hàng trăm nhân viên trên thế giới vì đang dùng AI (trí tuệ nhân tạo) thay cho con người trong khâu kiểm duyệt nội dung.

Khát vốn, Becamex đặt 'đòn bẩy' lên trái phiếu

Khát vốn, Becamex đặt 'đòn bẩy' lên trái phiếu

Công cụ trái phiếu doanh nghiệp đang tiếp tục được Becamex đã sử dụng làm đòn bẩy tài chính. Theo 1 công ty chứng khoán, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Becamex (mã BCM) cao hơn so với trung bình ngành bất động sản.

To nhưng không thích ứng nhanh với thị trường, 7-Eleven sẽ ra sao?

To nhưng không thích ứng nhanh với thị trường, 7-Eleven sẽ ra sao?

Trong khi thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới năm 2024 chưa chốt xong, 7-Eleven (bên bán) đang phải thu hẹp quy mô để có thể duy trì lợi nhuận. Theo các nhà phân tích, "ông lớn" bán lẻ Nhật Bản đã chậm chân trong thích ứng với thị trường.