Từ đầu tháng 1 đến nay, chị Lê Thị Ngọc Yến (ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) - chủ cơ sở dừa dát vàng làm không kịp nghỉ tay. Những quả dừa vốn dĩ đơn giản, khi qua tay của người thợ lại trở nên rực rỡ và bắt mắt.
Công việc “làm đẹp” cho dừa đã gắn bó với vợ chồng chị Yến 4 năm nay. Mỗi bước tạo nên dừa dát vàng đều được người thợ đặt nhiều tâm huyết. Trung bình chị Yến mất 1 tiếng để hoàn thành một trái dừa.
Mỗi trái dừa dát vàng trước khi đến tay khách hàng phải trải qua 3 công đoạn chính. Đầu tiên, dừa được quét một lớp sơn lên bề mặt và chờ khô từ 35-40 phút.
Để dừa dát vàng giữ được lâu, chị Yến ưu tiên chọn dừa có nguồn gốc từ Tiền Giang, Bến Tre, đáp ứng các tiêu chí như trái tròn, đều, bề mặt bóng, không bị xước.
Chị Yến cho biết công đoạn khó khăn và mất nhiều thời gian nhất là dát vàng. Đây cũng là công đoạn quan trọng, quyết định vẻ ngoài của nó. “Khi bề mặt đã khô, mịn, tôi sẽ dát từng lớp vàng lên, dùng cọ dặm đều chúng. Công đoạn này yêu cầu sự tỉ mỉ của người thực hiện. Nếu tay nghề kém, bề mặt quả dừa sẽ lộ gân, không đẹp mắt. Bí quyết để bề mặt dừa vừa bóng, đẹp và giữ được độ bền lâu là xịt một lớp keo bóng sau khi lớp vàng đã bám chặt”, chị Yến nói.
Cuối cùng là công đoạn trang trí bằng các phụ kiện như chữ "Lộc", hình rồng, trái châu, lá kim tuyến… Các phụ kiện được làm từ keo nến, do chính tay chị và các thành viên trong gia đình đổ khuôn, dát vàng.
Hiện tại, chị Yến ưu tiên thực hiện dừa 2 màu sắc vàng và đỏ. Trong đó, những quả dừa màu vàng có phần đắt hàng hơn vì nó biểu trưng cho sự thịnh vượng, mang đến tài lộc cho gia chủ. Mỗi quả dừa dát vàng có thể chưng trong thời gian 1 tháng. Chính vì thế, phần lớn khách hàng yêu cầu chị giao hàng vào khoảng 20 tháng Chạp để kịp chưng từ thời gian đưa ông Táo về trời đến hết Tết.
Mỗi ngày, chị Yến phối hợp cùng 4 nhân công khác làm ra khoảng 30 cặp dừa. Người phết sơn lên bề mặt, người dát vàng rồi chuyền tay đến người trang trí, cứ thế phối hợp nhịp nhàng. Buổi tối, các sinh viên làm việc thời vụ sẽ đến giúp sức trong các công đoạn làm phôi, trang trí.
Bắt đầu nhận đơn từ đầu tháng 12, đến nay, số lượng đơn hàng đã lên đến gần 500 cặp. Được ưa chuộng nhất là các cặp dừa trong phân khúc từ 500.000 - 1 triệu đồng. Không ít người “thoáng tay”, sẵn sàng mua các cặp dừa có giá 1 triệu đồng để chưng Tết. Điểm thu hút của những cặp dừa này chính là vẻ ngoài độc đáo, có kích thước lớn hơn thông thường, được trang trí bằng nhiều phụ kiện tinh xảo.
Hiện tại, cơ sở sản xuất của chị Yến chỉ ưu tiên nhận khách trong khu vực TP.HCM. Từ đầu tháng 1, chị Yến đã ngưng nhận đơn, tập trung hoàn thành các đơn đang dang dở. Theo chị Yến, khách hàng chính của chị là những người có điều kiện, có sở thích trang trí, đầu tư nhiều trong việc chưng hoa quả Tết.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.