Sau nửa đầu năm khó khăn, kinh tế Việt Nam đang nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, HSBC viết trong báo cáo cập nhật ra ngày 12/10. Tăng trưởng 5,33% cho quý 3 vượt xa kỳ vọng của thị trường. Trước đó, HSBC dự báo mức tăng trưởng quý 3 của Việt Nam chỉ 4,8% còn Bloomberg dự báo 5%.
"Điều làm HSBC ngạc nhiên nhất chính là phục hồi trong lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam. Dù còn quá sớm để có thể coi đây là phục hồi rõ trong chu kỳ thương mại toàn cầu, ngoại thương Việt Nam gần đây được phục hồi", báo cáo viết.
Nhưng bối cảnh toàn cầu còn nhiều thách thức và nhiều cơn gió ngược, gồm xung đột vũ trang đang diễn ra ở Trung Đông, HSBC dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam chỉ ở mức 5%, lạm phát ở mức 3,4%
Trong khi tình trạng xuất khẩu yếu vẫn còn duy trì ở hầu hết các ngành hàng, thì lĩnh vực máy tính-điện tử và nông sản tăng trưởng khá tốt. Đáng chú ý, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc liên tục tăng trưởng ở mức hai con số, nhờ vào mức tăng trưởng ấn tượng của nông sản.
Một điểm nhấn đáng chú ý khác, theo báo cáo của HSBC, là bất chấp những tác động toàn cầu, triển vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) dài hạn của Việt Nam không bị ảnh hưởng. Dù FDI đã giảm so với đỉnh năm 2017, Việt Nam vẫn là nước vượt trội trong ASEAN về thu hút FDI, chỉ đứng sau Malaysia.
Lĩnh vực sản xuất chiếm phần lớn vốn FDI, mang lại niềm hy vọng Việt Nam có thể tiến lên trong chuỗi giá trị, chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi mạnh mẽ khi chu kỳ thương mại đổi chiều. Luồng FDI mới tiếp tục đổ vào lĩnh vực sản xuất, tính đến thời điểm này đã vượt mức tổng FDI mới của từng năm trong ba năm qua.
Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng công nghệ tiếp tục là vấn đề trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9, khi hai nước nâng cấp mối quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.
Một điểm sáng tiếp theo là mới hết tháng 9, Việt Nam đã đón 8,9 triệu khách du lịch, vượt kế hoạch đón khách quốc tế đặt ra đầu năm là 8 triệu khách, buộc ngàng du lịch phải nâng chỉ tiêu cả năm lên 13 triệu.
Trong báo cáo của mình, HSBC cho rằng các rủi ro về lạm phát đã xuất hiện. Lạm phát tháng 9 được kiềm chế ở mức 3,7%, dù dưới mức trần 4,5% của Ngân hàng Nhà nước, nhưng giá thực phẩm đã tăng khoảng 3% so với tháng 7 và 8, và điều này có nguy cơ đẩy lạm phát so với cùng kỳ năm trước vượt quá 10%.
"Việt Nam được hưởng lợi từ giá gạo xuất khẩu cao hơn, nhưng giá nhiều loại hàng toàn cầu cũng tăng, đẩy giá hàng hóa thiết yếu trong nước tăng cao", HSBC nhấn mạnh.
Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.
Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, nâng cấp nền kinh tế số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu…
Tạp chí Fortune (Mỹ) vừa công bố danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, qua đó vinh danh 100 nữ doanh nhân hàng đầu các lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam có ba đại diện góp mặt trong danh sách này.
93 doanh nghiệp và 84 doanh nhân được UBND TP.HCM công nhận là những doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM tiêu biểu. Họ đóng góp ngân sách tổng cộng 16.429 tỉ đồng, tạo việc làm ổn định cho 58.257 lao động.
UBND TP.HCM vừa quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc ở thành phố.