Thứ năm, 21/11/2024

Kịch bản gì có thể đến với Intel sau bầu cử Tổng thống Mỹ?

04/11/2024 2:59 PM (GMT+7)

Sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11/2024, chưa rõ tương lai của Intel sẽ vẫn là tập đoàn bán dẫn đứng độc lập hay có thể sáp nhập với 1 tập đoàn công nghệ bán dẫn khác ở Mỹ.

S&P Dow Jones thông báo đầu tháng 11 này rằng Nvidia (tập đoàn số 1 về cung cấp chip trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo) sẽ thay thế Intel trong Chỉ số Công nghiệp Dow Jones. Đây là dấu hiệu cho thấy Intel không còn được xem là một chỉ số kinh tế ổn định.

Kịch bản gì có thể đến với Intel sau bầu cử Tổng thống Mỹ? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (ở giữa) trong một lần đến văn phòng của Intel. Bên trái là ông Pat Gelsinger, CEO của Intel. Ảnh chụp màn hình trang Semafor.

Chính phủ Mỹ đang đối mặt với những thách thức tài chính của Intel, một trong những công ty chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ và thế giới. Tình hình tài chính không tích cực của Intel trong những tháng gần đây khiến Chính phủ Mỹ lo ngại về khả năng phục hồi kinh tế.

Trước tình hình khó khăn của tập đoàn chip này, Bộ Thương mại Mỹ đang tìm kiếm các giải pháp giúp tháo dỡ nút thắt cho công ty, bao gồm khả năng sáp nhập Intel với các công ty khác, theo nền tảng tin tức Semafor ở Mỹ.

Semafor được sáng lập vào năm 2022 bởi nhà báo chuyên trách Ben Smith của tờ New York Times và Justin B. Smith, CEO của Tập đoàn truyền thông Bloomberg (Bloomberg Media Group). Hai người này không có họ hàng với nhau dù cùng mang họ Smith.

Một bài báo từ Semafor vào ngày 1/11/2024 cho thấy các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang xem xét khả năng sáp nhập Intel vào một tập đoàn bán dẫn khác để nhằm tạo ra các hoạt động bền vững hơn cho Intel.

Theo bài này, có thể xảy ra khả năng sáp nhập với AMD và Qualcomm. CEO của Qualcomm, ông Cristiano Amon, cho biết Qualcomm đang xem xét các lựa chọn và dự kiến sẽ đưa ra quyết định sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 5/11.

Các cuộc đàm phán cho thấy chính quyền Mỹ dường như ủng hộ một vụ sáp nhập, không loại trừ khả năng hợp tác với các tập đoàn Mỹ như AMD hoặc Marvell, theo Semafor.

Kịch bản gì có thể đến với Intel sau bầu cử Tổng thống Mỹ? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa cho Tập đoàn Intel. Nguồn: TTXVN

Trong cuộc họp toàn thể nhân viên vào 1/11, CEO Intel là Pat Gelsinger đã trả lời một câu hỏi do nhân viên gửi tới về việc liệu cuộc bầu cử Mỹ có ảnh hưởng đến việc tài trợ của Đạo luật CHIPS và Khoa học của Intel hay không.

Bộ Thương mại Mỹ đã cấp cho Intel (là công ty nhận được khoản tài trợ lớn nhất từ đạo luật này), 8,5 tỷ USD tiền trợ cấp và 11 tỷ USD tiền vay. Chính phủ cho biết sẽ chi trả các khoản trợ cấp dựa trên việc các công ty đáp ứng các tiêu chuẩn như thế nào.

Trong cuộc họp trên, CEO của Intel nhấn mạnh rằng Đạo luật này là ý tưởng của cả 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ. Ban lãnh đạo Intel trấn an nhân viên tập đoàn rằng Intel là một phần quan trọng của Đạo luật CHIPS vì là nhà sản xuất chip quy mô lớn duy nhất tại Mỹ.

Các nhà hoạch định chính sách tại Washington gần đây đã thảo luận về việc liệu Intel có cần thêm sự hỗ trợ ngoài quỹ của Đạo luật CHIPS như một biện pháp phòng ngừa hay không. Bởi lẽ, thành công của Intel là yếu tố quan trọng trong việc phát triển các chính sách sản xuất của Mỹ, theo Semafor.

Chính phủ cũng đang theo dõi sự chậm trễ trong phân bổ quỹ của Đạo luật CHIPS. Thống đốc Ohio, ông Mike DeWine, trước đó cho biết ông đã liên hệ Nhà Trắng để yêu cầu tăng tốc quá trình phân bổ quỹ từ Đạo luật CHIPS cho nhà máy ở New Albany.

Đạo luật CHIPS được thông qua phần lớn dưới sự đồng thuận của cả hai đảng vào năm 2022. Stephen Ezell, Phó Chủ tịch về chính sách đổi mới toàn cầu tại Quỹ Công nghệ thông tin và Đổi mới (ITIF) và Giám đốc Trung tâm Đổi mới Khoa học Đời sống của quỹ, đã chia sẻ với tờ Business Insider rằng ông không mong đợi "sự thay đổi đáng kể" nào trong cách tiếp cận, dù là ứng viên Tổng thống Kamala Harris (phe Dân chủ) hay cựu Tổng thống Donald Trump (phe Cộng hòa) đắc cử.

Về suy giảm lợi nhuận của Intel, CEO Gelsinger nói với nhân viên Intel vào ngày 1/11 rằng việc này diễn ra trong bối cảnh có nhiều thay đổi nhằm giảm chi phí khi tập đoàn "tập trung cao độ vào việc cải thiện năng suất sản xuất chip".

Năm 2006, Intel nhận giấy phép đầu tư vào Việt Nam. Sau đó, tập đoàn xây dựng nhà máy Intel Products Việt Nam chuyên lắp ráp và kiểm định chip, đặt trong khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP). Cách đây vài năm, Intel đã giải ngân hết số vốn đầu tư 1,5 tỷ USD cam kết tại Việt Nam. Đến nay, tập đoàn chưa tăng số vốn đầu tư. Intel từng khảo sát một số thị trường gồm Việt Nam để rót thêm vốn nhưng đã chọn Ba Lan sau khi khảo sát.

Báo Politico (Mỹ) ngày 18/9/2024 cho biết kế hoạch tham vọng của Liên minh châu Âu (EU) nhằm tăng cường sản xuất chip và giảm phụ thuộc vào các nước ngoài khu vực đã gặp trở ngại lớn khi Intel thông báo tạm dừng đầu tư vào các dự án quan trọng tại Đức và Ba Lan.

Nguồn: Semafor, Business Insider

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc