Thứ ba, 10/12/2024

Lãi suất năm 2022 có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp

07/01/2022 1:00 PM (GMT+7)

Để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ước tính Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ duy trì quan điểm chính sách tiền tệ phù hợp trong năm 2022, với lãi suất có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp nếu không có áp lực lạm phát bất ngờ (CPI năm 2022 là 4%)…

Lãi suất năm 2022 có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp - Ảnh 1.

Các ngân hàng được dự báo vẫn có tăng trưởng ổn định khoảng 21% trong năm 2022... - Ảnh: HDB

Theo SSI Research, do lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng dưới 4% và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng dao động trong khoảng 4,4% - 5,0% tại các ngân hàng thương mại nhà nước (4,5% -5,2% tại ngân hàng thương mại cổ phần), ước tính lãi suất huy động sẽ tăng khoảng 20-25 bps (điểm cơ bản) trong năm 2022 tại các ngân hàng lớn.

"Mức độ tăng lãi suất sẽ cao hơn tại các ngân hàng cấp 3 vốn có bảng cân đối kế toán kém lành mạnh hơn và tệp khách hàng gửi tiền yếu hơn nhiều", chuyên gia SSI Research, dự báo.

Biên lãi ròng (NIM) các ngân hàng vẫn ổn định trong năm 2022

Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng (NH) vừa công bố, SSI Research nhấn mạnh rằng, mặc dù xu hướng lãi suất huy động có sự đảo ngược ở các NH, nhưng NIM có thể vẫn ổn định.

Cụ thể, các NH vẫn còn dư địa để tăng hệ số LDR (tỷ lệ cấp dư nợ tín dụng trên vốn huy động) từ mức hiện tại là 80,9% tại các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) và 70,6% tại ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP). Mức trần quy định là 85%. Thêm vào đó, các NH có thể lùi thời gian siết tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn (tỷ lệ MLTL).

Thông tư 08/2020 đưa ra lộ trình giảm trần MLTL từ 37% xuống 34% (từ ngày 1/10/2022) và xuống 30% (từ ngày 1/10/2023).

Lãi suất năm 2022 có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp - Ảnh 2.

Nguồn: SSI Research

"Hiện tại, các NH có CASA (tiền gửi không kì hạn) lớn  (như VCB, MBB, TCB) và các NH tập trung vào cho vay dài hạn (VIB) là một trong số ít các NH có thể phải điều chỉnh cơ cấu tiền gửi và thời hạn cho vay để đáp ứng yêu cầu này. MLTL tại 4 NH này dao động trong khoảng 32% -33% vào cuối tháng 9/2021.

Tuy nhiên, hiện tại đang có đề xuất hoãn các thời hạn này lại thêm 1 năm nữa. Nếu điều này xảy ra, sẽ không còn áp lực ngay lập tức đối với việc cơ cấu lại tài sản và nợ phải trả tại các NH"- chuyên gia của SSI Research, đặt vấn đề.

Tiếp đó, các khoản lãi dự thu theo dõi ngoại bảng liên quan đến các khoản vay tái cơ cấu có thể quay trở lại P&L (bảng báo cáo lãi lỗ).

Theo Thông tư 01, 03 và 14, lãi dự thu liên quan đến các khoản vay tái cơ cấu được theo dõi ngoại bảng nếu không thực thu bằng tiền mặt. Do đó, trong trường hợp các khoản vay tái cơ cấu phục hồi sẽ tạo ra một nguồn thu nhập lãi bổ sung, vì lãi dự thu liên quan sẽ được hạch toán lại vào P&L.

Lãi suất năm 2022 có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp - Ảnh 3.

Nguồn: SSI Research

Thu nhập từ dịch vụ thanh toán được dự báo sẽ phục hồi cùng với việc nối lại thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Trong khi đó, thị trường bancassurance dự báo sẽ tiếp tục sôi động.

Năm 2021, MSB đã ký kết thành công hợp đồng độc quyền với Prudential và STB đã đàm phán lại hợp đồng độc quyền với Daiichi Life. Sang năm 2022, ước tính CTG sẽ hoàn tất hợp đồng với Manulife, trong khi TCB và VPB tiếp tục đàm phán lại hợp đồng với Manulife và AIA. HDB và LPB sẽ có thể ký một hợp đồng bancassurance độc quyền mới.

Do đó, các NH vẫn có nhiều động lực trong việc đẩy mạnh bán các hợp đồng bancassurance để đáp ứng các KPI mới hoặc sử dụng doanh thu bán hàng như là lợi thế trong việc thương lượng phí trả trước.

"Ước tính hoa hồng bancassurance sẽ tăng trong năm tới (từ mức trung bình hiện tại là 15%)", chuyên gia SSI Research, đánh giá.

Rủi ro tín dụng sẽ tập trung ở ngân hàng yếu

Theo Thông tư 16/2021 kể từ ngày 15/1/2022, các NH không được phép mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại các khoản vay có vấn đề hoặc quá hạn. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho các công ty trong việc thay thế các khoản nợ xấu bằng trái phiếu mới phát hành.

Ngoài ra, việc tái cơ cấu nợ theo Thông tư 14 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 30/6/2022, sau đó số liệu nợ xấu thực sự sẽ được hé lộ tại các NH.

"Do tác động mạnh của làn sóng dịch Covid -19 lần thứ 4 tại Việt Nam và 2 thời hạn quan trọng này, chúng tôi duy trì quan điểm cẩn trọng về rủi ro tín dụng đối với các NH yếu kém và các NH có bộ đệm trích lập dự phòng mỏng.

Cổ phiếu của ngành NH tăng bình quân 36,6% trong năm 2021, cao hơn 2,8% so với chỉ số VN-Index.

Các cổ phiếu có hiệu suất cao nhất bao gồm TPB, LPB, MSB và VPB, với mức tăng giá trên 90% so với đầu năm. Các cổ phiếu tăng khoảng 50%-90% bao gồm MBB, TCB, STB, OCB, VIB và SHB.

Riêng các NH thương mại nhà nước có mức tăng giá kém khả quan trong năm 2021.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lạc quan về triển vọng của những NH đã trích lập dự phòng trước hoặc trích lập đầy đủ các khoản cho vay tái cơ cấu", SSI Research, nhấn mạnh.

Cũng không loại trừ khả năng Thông tư 14 có thể tiếp tục được gia hạn. Đối với các nước trong khu vực, thời hạn tái cơ cấu nợ thường kết thúc vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, dù Thông tư 14 có được gia hạn hay không, các NH mạnh hơn được kỳ vọng vẫn có đủ năng lực để xử lý rủi ro nợ xấu.

Lãi suất năm 2022 có thể sẽ biến động trong biên độ hẹp - Ảnh 6.

Quan điểm đầu tư năm 2022 - Nguồn: SSI Research

Theo đánh giá của chuyên gia, tỷ lệ thu hồi các khoản cho vay tái cơ cấu sẽ đi theo sự phục hồi của nền kinh tế.

"Nếu mọi thứ xảy ra theo kịch bản cơ sở, trong đó việc mở cửa lại hoàn toàn sẽ diễn ra vào nửa cuối năm 2022 mà không có thêm bất kỳ đợt giãn cách nghiêm ngặt nào, chúng tôi kỳ vọng vào sự hồi phục hợp lý của các khoản vay tái cơ cấu", chuyên gia SSI Research, phân tích.

Ngoài ra, rủi ro giảm giá trị tài sản thế chấp cũng được đánh giá là chưa phải ở mức cao trong năm 2022. Giá nhà sụt giảm sẽ là rủi ro chính cần theo dõi trong trung hạn vì khoảng 60% tài sản thế chấp tại các NH là bất động sản. Tuy nhiên, thị trường nhà ở được kỳ vọng sẽ vẫn có thể duy trì mức tăng trưởng trong 2022 do lãi suất cho vay mua nhà vẫn ở mức thuận lợi. Theo đó, giá nhà và đất được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.

Ước tính tăng trưởng lợi nhuận trước thuế (LNTT) năm 2022 trung bình của các NH là 21%. Ước tính này không bao gồm thu nhập bất thường tiềm năng từ phí bancassurance/hoặc thoái vốn công ty con của CTG, HDB, TCB, VPB, MBB, và STB…

Các NHTMCP tư nhân ước tính đạt tăng trưởng LNTT (tăng 22%) cao hơn so với NHTMCP quốc doanh (tăng 19%), do triển vọng tăng trưởng tín dụng tươi sáng hơn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho ngân hàng

Khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho ngân hàng

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng được phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi bão số 3 (tức siêu bão Yagi).

Hàng Tết xuống phố sớm, giá giảm bất ngờ để ai cũng được đón xuân

Hàng Tết xuống phố sớm, giá giảm bất ngờ để ai cũng được đón xuân

Hàng hóa, thực phẩm phục vụ mùa Tết với giá bình ổn, khuyến mãi sâu chính thức được TP.HCM triển khai và tổ chức bán lưu động tại nhiều quận. Người dân sẽ được mua sắm hàng Tết với giá bất ngờ, để ai cũng được đón xuân.

Vườn thú 160 năm nguy cơ đóng cửa vì nợ thuế 850 tỷ

Vườn thú 160 năm nguy cơ đóng cửa vì nợ thuế 850 tỷ

Thảo cầm viên Sài Gòn đứng trước nguy cơ trước nguy cơ tạm ngưng hoạt động khi bị truy thu gần 850 tỷ đồng tiền nợ thuế.

Vì sao hơn 4,1 triệu người Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch?

Vì sao hơn 4,1 triệu người Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch?

11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đón hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế ước đạt 758 nghìn tỷ đồng. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 4,1 triệu lượt người, chiếm 26,1% tổng lượng khách quốc tế.

Thêm quy định mới về chào bán, phát hành chứng khoán

Thêm quy định mới về chào bán, phát hành chứng khoán

Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Giá Bitcoin quay đầu, chủ sở hữu mất trắng 3.220 USD/BTC

Giá Bitcoin quay đầu, chủ sở hữu mất trắng 3.220 USD/BTC

Sau 5 phiên giao dịch dao động quanh mốc 100.000 USD, đồng Bitcoin đã giảm mạnh khiến chủ sở hữu mất trắng 3.220 USD/BTC.