Hãng xếp hạng quốc tế S&P Global hôm nay 2/7 công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 6/2024 với nhiều thông tin khả quan.
Theo báo cáo, tháng 6 này ghi nhận số lượng đơn đặt hàng tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2011; việc làm tăng trưởng trở lại và giá cả đầu ra tăng với tốc độ nhanh nhất trong hai năm.
Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nhận xét: "Ngành sản xuất của Việt Nam sôi động trở lại vào thời điểm giữa năm, vượt qua tình trạng tăng trưởng tương đối khiêm tốn trong những tháng gần đây nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh. Mức độ tăng mạnh của số lượng đơn đặt hàng mới đã làm bộc lộ tình trạng thiếu nhân viên ở một số công ty và dẫn đến tăng khối lượng công việc cần thực hiện".
Ông cho biết các công ty đã tuyển thêm nhiều nhân viên để đáp ứng tình hình đơn hàng nhiều lên.
Báo cáo của S&P Global cho biết tăng trưởng trong ngành sản xuất của Việt Nam rất mạnh vào cuối quý II/2024. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng với một trong những tốc độ nhanh nhất từng được ghi nhận. Vì vậy, các công ty có thể tăng sản lượng và hoạt động mua hàng, và tăng số lượng nhân viên lần đầu tiên trong 3 tháng.
Tốc độ tăng chi phí đầu vào cũng nhanh hơn, đạt mức cao của hai năm khi chi phí vận tải và đặc biệt là giá dầu tăng. Để bù đắp, các công ty đã tăng giá bán hàng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2022.
Theo S&P Global, sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện tháng thứ ba liên tiếp, đồng thời các điều kiện kinh doanh đã mạnh lên đáng kể. Trên thực tế, mức cải thiện các điều kiện hoạt động là một trong hai mức mạnh nhất kể từ tháng 11/2018, tương đương với các mức được ghi nhận trong tháng 4/2021 và tháng 5/2022.
Các điều kiện kinh doanh cải thiện mạnh hơn chủ yếu phản ánh tình trạng tăng của cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới vào thời điểm giữa năm. Đặc biệt, số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng thành mức chỉ kém mức được ghi nhận vào tháng đầu tiên thu thập dữ liệu khảo sát vào tháng 3/2011.
Trong một số trường hợp, giá cả cạnh tranh đã giúp các công ty có được các đơn đặt hàng mới. Báo cáo cho biết tồn kho hàng mua tiếp tục giảm khi hàng hóa đầu vào được dùng cho sản xuất.
Mức độ sẵn có hơn của nguyên vật liệu đã giúp các nhà cung cấp đẩy nhanh quá trình giao hàng trong tháng 6, và thời gian giao hàng đã được rút ngắn lần đầu tiên trong năm 2024 tính đến thời điểm này. Tuy nhiên, mức cải thiện hiệu suất hoạt động của người bán hàng chỉ là nhỏ khi vẫn có những khó khăn trong khâu vận tải biển quốc tế (điển hình là tình hình Biển Đỏ tại khu vực Trung Đông).
S&P Global nhấn mạnh cho Việt Nam: "Triển vọng của các điều kiện kinh doanh thuận lợi tiếp tục hỗ trợ cho niềm tin kinh doanh về triển vọng sản lượng ngành sản xuất trong một năm tới. Tâm lý kinh doanh đạt mức cao của ba tháng vì khoảng một nửa số người trả lời khảo sát đã dự báo có tăng trưởng".
Ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao vào sản xuất, nông dân ở Long An đạt lợi nhuận tăng lên từ 0,8-1,7 tỉ đồng/ha/năm.
Tổng công ty hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024. Theo đó, họ đạt tổng doanh thu hơn 85.466 tỷ đồng sau 9 tháng. Tuy nhiên, hãng hàng không này vẫn còn lỗ lũy kế 35.255 tỷ đồng.
EU áp thuể bổ sung với xe điện nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc, điều tra nền tảng thương mại điện tử Temu, giá vàng thế giới liên tục phá đỉnh... là một số sự kiện kinh tế nổi bật tuần qua.
UBND TP.HCM vừa báo cáo Bộ Xây dựng tình hình thị trường bất động sản và nhà ở quý 3 năm 2024. Theo đó TP.HCM có 37 dự án phát triển nhà ở, dự án bất động sản đang triển khai; 1 dự án được cấp phép; 4 dự án đã hoàn thành.
Thị trường vàng tuần qua chứng kiến biến động mạnh với giá vàng, khiến người mua lỗ gần nửa triệu đồng mỗi lượng khi mua vàng.
Đầu năm nay, Thế Giới Di Động đóng cửa gần 200 cửa hàng và cắt giảm hàng loạt nhân sự. Nhưng bất ngờ doanh thu của đơn vị này tăng vọt đến 13% theo cáo kết quả kinh doanh quý III/2024 vừa được công bố.