Bất động sản luôn là một trong những kênh mang lại nguồn tài chính rất cao cho người dân, nhà đầu tư, có thời điểm người người, nhà nhà rủ nhau đi "săn" đất, mua đi bán lại… Thực tế, không ít những nhà đầu tư phải ăn "quả đắng".
Chia sẻ với Dân Việt, chị Huỳnh Thu Hằng (ngụ Biên Hoà, Đồng Nai) cho biết đầu 2023, chị có tìm hiểu được 1 khu đất hơn 500m2 ở Dầu Tiếng (Bình Dương) với giá 1,8 tỷ đồng trồng cây cao su. Do thông qua một người bạn là "cò" đất, chị tin tưởng mua với giá được cho là rẻ. Sau đó chị mới biết diện tích đất trên sẽ bị thu hồi để phục vụ các công trình dự án.
"Lúc đầu do nắm quy hoạch không kỹ, người bạn giới thiệu đất cũng mới vào nghề nên không có nhiều kinh nghiệm, bản thân tôi thì không nắm rõ từng khu vực nên mới xuống tiền" chị Hằng thông tin.
Một trường hợp khách hàng khác cũng dở khóc dở cười khi mua dự án ở TP.Dĩ An (Bình Dương). Ban đầu, người này được môi giới chào bán dự án căn hộ giá rẻ, chủ đầu tư uy tín, đã xây dựng đến tầng 5. Tuy nhiên, khi đóng vào hơn 20% (khoảng 500 triệu đồng) thì 3 năm nay, dự án chưa xây thêm được tầng nào. Người mua liên lạc với môi giới thì nhận lại câu nói chờ hoặc kiếm khách bán đi.
Theo một số sàn bất động sản, hiện nay rất nhiều người tự xưng là môi giới, "cò" đất, mua bán dự án. Nhưng họ chỉ quan tâm làm sao để giao dịch thành công nhanh nhất, để nhận được khoản phí hoa hồng, bằng trên dưới 2% giá trị giao dịch.
Cách làm này không những gây rủi ro cho người mua còn gián tiếp làm ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, khiến niềm tin của nhà đầu tư ngày càng sụt giảm. Tuy nhiên, quá trình giao dịch, rủi ro không chỉ ở hai bên mua, bán mà còn xảy ra ở lực lượng trung gian môi giới.
Ông Lê Đình Lăng - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển địa ốc Song Long, nhận định: "Hiện nay thị trường nhà đất có muôn hình vạn trạng những kiểu giao dịch, người giao dịch mua bán… tuỳ vào từng khu vực, từng nhu cầu mà khách hàng hay nhà đầu tư sẽ gặp người môi giới khác nhau. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên gửi niềm tin vào đúng nơi, đúng chỗ".
"Mua đất ở khu vực, hay dự án mong muốn, nhà đầu tư nên tìm đến các công ty môi giới để tìm hiểu thông tin, hoặc nhờ được hỗ trợ. Tại đây, các công ty hoặc nhân viên sale, kinh doanh có kinh nghiệm làm việc, nắm bắt các thông tin có thể giúp nhà đầu tư tìm quy hoạch, xác định loại đất, tầm nhìn sử dụng đất trong các năm, giấy tờ và quy trình để làm các thủ tục sang nhượng.
Điều này không tốn nhiều chi phí, nhưng giúp người mua an tâm, nắm chắc về nhu cầu và ránh rủi ro" ông Lăng chia sẻ.
Để bảo vệ được nhà đầu tư bất động sản và tránh những rủi ro, Chính phủ vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan, nghiên cứu thành lập Sàn giao dịch quyền sử dụng đất.
Theo nhiều chuyên gia, đây là chủ trương đúng đắn, giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn. Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, lâu nay các bất động sản được giao dịch qua sàn chủ yếu là các sản phẩm hình thành trong tương lai, chưa có quyền sử dụng đất (QSDĐ).
Trong khi đó, bất động sản là loại hình có giá trị giao dịch cao, thường xảy ra tranh chấp, vi phạm, lừa đảo…. Sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ góp phần quản lý, giám sát một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn thị trường bất động sản, thay vì chỉ dừng lại ở sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai, và đất nền dự án như hiện tại.
VARS cũng cho rằng các sản phẩm muốn được giao dịch qua Sàn phải có thông tin được niêm yết cụ thể, rõ ràng, công khai giá với sự kiểm chứng chặt chẽ, đặc biệt là tính pháp lý.
"Việc này chính là căn cứ, giúp người mua yên tâm để thực hiện giao dịch. Tránh tình trạng mua bán nhà trên giấy, hoạt động lừa đảo, thông tin sai sự thật, mua bán nhà 2 giá, lũng đoạn giá. Ngoài ra sẽ tạo được sự minh bạch, đúng đắn và ổn định thị trường" VARS nhận định.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.