
Nếu ép khách hàng mua bảo hiểm, ngân hàng sẽ bị phạt tới 500 triệu đồng
Minh Thùy
29/11/2024 9:14 AM (GMT+7)
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo 1 nghị định thay cho Nghị định số 88 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Trong đó, tình trạng ép khách hàng mua bảo hiểm để được vay vốn sẽ bị phạt nặng.
Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 88 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung). Dự thảo này được xây dựng dựa trên các quy định hiện hành trong Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Phòng, chống rửa tiền mới nhất, đồng thời bổ sung nhiều chế tài nghiêm khắc hơn để phù hợp với thực tế.

Nếu ép khách hàng mua bảo hiểm mới cho vay vốn, ngân hàng có thể bị phạt 500 triệu đồng. Ảnh minh họa
Theo đó, dự thảo quy định mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng cho các hành vi: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng; Hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến chính sách tiền tệ quốc gia hoặc an toàn hệ thống ngân hàng; Gắn bán bảo hiểm không bắt buộc với sản phẩm ngân hàng, vi phạm quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng; Sử dụng sai từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng, trái với quy định pháp luật.
Ngoài ra, các vi phạm về quy trình quản lý rủi ro, phân loại khách hàng không đúng mức độ rủi ro hoặc không thực hiện đầy đủ quy định với khách hàng nước ngoài cũng bị phạt từ 150-200 triệu đồng.
Dự thảo đề xuất vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm: Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng giấy phép; vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành; vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp; vi phạm quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ; vi phạm quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng; vi phạm quy định về hoạt động thông tin tín dụng và hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; vi phạm quy định về thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ; vi phạm quy định về mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Ngoài ra, cũng gồm các vi phạm sau: Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi; vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố; phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; vi phạm quy định về chế độ thông tin, báo cáo; vi phạm quy định về cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền; vi phạm quy định về mua, bán và xử lý nợ; vi phạm quy định về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Hoạt động ngân hàng sẽ được quản lý chặt chẽ hơn. Ảnh minh họa
Hoạt động không có giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp bị phạt tới 500 triệu đồng
Điều 7 dự thảo Nghị định quy định, phạt tiền từ 400 đến 500 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây.
Hoạt động không có giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 8 Điều 27, điểm d, đ khoản 5, khoản 8 Điều 28, khoản 6 Điều 31 Nghị định này.
Vi phạm quy định về sử dụng từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.
Vi phạm quy định về gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Vi phạm quy định về mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu bị phạt tới 150 triệu đồng
Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 100-150 triệu đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với hành vi thay đổi mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với việc thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản: Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài; thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; tự nguyện chấm dứt hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; thực hiện nội dung hoạt động, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng; chuyển đổi hình thức pháp lý của ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
Hà Nội sắp khởi công cụm công nghiệp gần 160 tỷ đồng gần Vành đai 4, ngay chân cầu Hồng Hà
Hà Nội giao 60.000m² đất tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Đây là cụm công nghiệp có vị trí nằm ngay đường vành đai 4, chân cầu Hồng Hà sắp khởi công xây dựng.
Bật mí cách duy nhất giúp Đông Nam Á đẩy lùi 'cơn lũ' hàng giá rẻ Trung Quốc
Từ tủ gỗ đến quần áo, sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng giá rẻ Trung Quốc đang làm đảo lộn hoạt động kinh doanh và sinh kế tại Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là điều gì đang chờ đợi phía trước và làm thế nào để Đông Nam Á có thể đẩy lùi 'cơn lũ' hàng hóa giá rẻ Trung Quốc?
TikTok có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu vì vi phạm quy định của EU
Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok đã bị các cơ quan quản lý công nghệ EU buộc tội vì vi phạm các quy tắc về nội dung trực tuyến của EU, khiến chủ sở hữu ByteDance có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu.
Hai trường đại học hàng đầu Châu Á về tạo ra số người siêu giàu
Theo nghiên cứu của Altrata, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Thanh Hoa Trung Quốc là những trường đại học hàng đầu châu Á về đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu.