Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 88 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung). Dự thảo này được xây dựng dựa trên các quy định hiện hành trong Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Phòng, chống rửa tiền mới nhất, đồng thời bổ sung nhiều chế tài nghiêm khắc hơn để phù hợp với thực tế.
Theo đó, dự thảo quy định mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng cho các hành vi: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng; Hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến chính sách tiền tệ quốc gia hoặc an toàn hệ thống ngân hàng; Gắn bán bảo hiểm không bắt buộc với sản phẩm ngân hàng, vi phạm quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng; Sử dụng sai từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng, trái với quy định pháp luật.
Ngoài ra, các vi phạm về quy trình quản lý rủi ro, phân loại khách hàng không đúng mức độ rủi ro hoặc không thực hiện đầy đủ quy định với khách hàng nước ngoài cũng bị phạt từ 150-200 triệu đồng.
Dự thảo đề xuất vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm: Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng giấy phép; vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành; vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp; vi phạm quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ; vi phạm quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng; vi phạm quy định về hoạt động thông tin tín dụng và hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng; vi phạm quy định về thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ; vi phạm quy định về mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Ngoài ra, cũng gồm các vi phạm sau: Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi; vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố; phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; vi phạm quy định về chế độ thông tin, báo cáo; vi phạm quy định về cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền; vi phạm quy định về mua, bán và xử lý nợ; vi phạm quy định về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Điều 7 dự thảo Nghị định quy định, phạt tiền từ 400 đến 500 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây.
Hoạt động không có giấy phép do Ngân hàng nhà nước cấp trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 8 Điều 27, điểm d, đ khoản 5, khoản 8 Điều 28, khoản 6 Điều 31 Nghị định này.
Vi phạm quy định về sử dụng từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.
Vi phạm quy định về gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 100-150 triệu đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với hành vi thay đổi mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với việc thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản: Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài; thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; tự nguyện chấm dứt hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng; thực hiện nội dung hoạt động, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng; chuyển đổi hình thức pháp lý của ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.
Bitcoin vừa đã vượt mốc 100.000 USD. Không những vậy, loại tiền điện tử đình đám thế giới này còn cao hơn 103.000 USD trong hôm nay 5/12.
Các quyết định nhân sự liên quan đến kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump giúp giảm rủi ro đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, người được chọn làm Bộ trưởng Tài chính được coi là yếu tố tích cực cho Việt Nam, theo một nhà kinh tế người Mỹ nhiều kinh nghiệm.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.
Trong tháng 11, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ghi nhận giảm điểm so với tháng trước đó, song nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin vẫn tăng và dự kiến tăng cả năm 2024.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18 thuộc Cục QLTT TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở huyện Hóc Môn. Đặc biệt, đã chuyển 1 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu cho cảnh sát để điều tra.