Tại kết luận thanh tra số 385/KL-TTTP-P3, Thanh tra TP.HCM cho biết 11 dự án trên gồm: Kênh, đê, cống thoát nước khu vực Đồng Tròn; Kênh dọc đường Ông Tín; Kênh dọc đường Dương Văn Hạnh; Kênh dọc Đình thờ Dương Văn Hạnh; Kênh dọc đường Ông Ánh; kênh dọc đường Dương Văn Hạnh giai đoạn 2; Kênh dọc đường Ông Mỹ; Kênh dọc đường Ông Trung; Kênh dọc đường Ông Đột; Kênh dọc đường Ông Hòa và Tuyến đường đê vận chuyển muối từ rạch Mương Thông, Bức Mũ, Đuôi chồn).
Đây là các dự án mà chính quyền và các cơ quan về xây dựng nông thôn mới chủ trương đầu tư, nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, giai đoạn 2016-2020. Đề án thực hiện 11 dự án đã được UBND TP.HCM phê duyệt năm 2017, cho phép thực hiện bằng vốn ngân sách và vốn huy động khác, trong đó, có vốn vận động nhân dân đóng góp.
Các dự án này được thực hiện theo "phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, dân hiến một phần diện tích đất, tài sản, Nhà nước tô chức thi công hoàn thành công trình".
Tuy nhiên, trong hồ sơ lập, thấm định, quyết định chủ trương đầu tư và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi của 11 dự án nêu trên, đều xác định nguồn vốn thực hiện là 100% vốn ngân sách thành phố phân cấp, không có nguồn vốn huy động khác.
Như vậy là thực hiện không đúng cơ cấu nguồn vốn tại Đề án nâng cao chất lượng tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ giai đoạn 2016-2020 được UBND TP.HCM phê duyệt.
Các dự án đã hoàn thành các bước chuẩn bị đầu tư; UBND huyện Cần Giờ đã ban hành các quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với 11 dự án này. Ban QLDA cần Giờ đã thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn giám sát thi công; ký hợp đồng thi công, tư vấn giám sát thi công từ năm 2019.
Tuy nhiên, đến nay, 11 dự án chưa được khởi công thực hiện, do không có mặt bằng thi công, người dân không đồng thuận hiến đất để thực hiện các dự án.
Hiện nay, Ban QLDA Cần Giờ đang kiến nghị UBND huyện cần Giờ chấp thuận kết thúc các dự án và quyết toán những chi phí đã giải ngân trong bước chuẩn bị đầu tư.
Tổng chi phí Ban QLDA Cần Giờ đã nghiệm thu, thanh toán cho giai đoạn chuân bị đầu tư (khảo sát, lập bảo cảo kinh tế kỹ thuật, bảo cáo nghiên cứu khả thi; thám định dự án) và một phần giai đoạn đâu tư (lập, thâm tra bản vẽ thi công - tông dự toán; tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đảnh giả hồ sơ dự thầu; lập bản đồ hiện trạng vị trí; lập kế hoạch bảo vệ môi trường; rà phá bom mìn) của 11 dự án trên, với tổng số tiền trên 14,2 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, sau khi ký hợp đồng, Ban QLDA Cần Giờ đã cho các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát thi công tạm ứng trong khoản thời gian cuối tháng 9, đầu tháng 10/2019, với tông số tiền hơn 30,7 tỷ đồng. Từ tháng 7/2020 đến tháng 10/2021, Ban QLDA Cần Giờ mới thu hồi, hoàn trả ngân sách số tiền tạm ứng 30,7 tỷ đồng nêu trên.
Theo kết luận của Thanh tra TP.HCM, việc 11 dự án được triển khai thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư và quyết định đầu tư. Trong khi người dân chưa đồng thuận hiến đất (thuộc phần vốn huy động nhân dân đóng góp theo Đề án nông thôn mới xà Lý Nhơn đã được phê duyệt), không có mặt bằng thực hiện; dẫn đến các dự án không khả thi và hiện đang được Ban QLDA Cần Giờ đề xuất dừng thực hiện và quyết toán vốn đầu tư công.
Thanh tra TP.HCM còn khẳng định việc Ban QLDA cần Giờ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công và tư vấn giám sát thi công, ký hợp đồng thi công, hợp đồng tư vấn giám sát của 11 dự án vào tháng 9/ 2019, trong khi có biết tại thời điếm này chưa có mặt bằng thi công, là thực hiện không đúng quy định Luật Đấu thầu năm 2013.
Đồng thời, Ban QLDA Cần Giờ cho nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn giám sát tạm ứng số tiền 30,7 tỷ đồng vào tháng 10/2019, đến tháng 7/2020 mới thu hồi; làm cho ngân sách bị chiếm dụng trong thời gian 2 năm, gây lãng phí vốn.
Mặt khác, có 10/11 dự án được Ban QLDA Cần Giờ chỉ định thầu Công ty TNHH Tư vấn Khảo sát Thiết kế và Xây dựng Nam Sài Gòn, thực hiện gói thầu "lập nhiệm vụ khảo sát; khảo sát địa chất bước lập báo cáo kinh tế kỹ thuật".
Trong cùng thời gian từ ngày 24/ 4/2018 đến ngày 30/4/2018, nhà thầu thực hiện khoan lấy mẫu, khảo sát địa chất và kiểm nghiệm đồng thời tại 10 dự án, với 6 nhân sự.
Thanh tra TP.HCM cho rằng, để thực hiện các công việc trên chỉ với 6 nhân sự, ở các vị trí khác nhau trong cùng thời điếm, là bất hợp lý, khó khả thi trên thực tế. Do đó, để xác minh làm rõ sự vụ này, cần giao cơ quan có chức năng tiếp tục kiếm tra và xử lý vi phạm (nếu có).
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.