Sáng 9/11, rất đông các thí sinh trên cả nước của cuộc thi Khởi nghiệp xanh - Phát triển bền vững, quy tụ về TP.HCM để tranh tài ở vòng thi chung kết. Cuộc thi do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp phối hợp cùng các đơn vị tổ chức.
Vòng chung kết cuộc thi năm nay có sự tranh tài của 36 ý tưởng/dự án. Trong đó, bảng A là 12 ý tưởng/dự án và bảng B là 24 dự án.
36 dự án đến từ 26 tỉnh thành, trải dài từ Bắc vào Nam như An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, TP.HCM, Vũng Tàu, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Hòa Bình, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang.
Đặc biệt, nhiều ý tưởng, dự án đến từ các anh nông dân, chủ các HTX, nhiều bạn trẻ, thanh niên nông thôn các đồng bào các dân tộc Dao, Mông, Mường, Nùng, Tày, Thái, Raglay… tại các tỉnh thành, tham gia với các dự án từ tài nguyên bản địa quê hương.
Anh Thông Long (dân tộc Raglay ở xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) mang đến cuộc thi dự án Than hoạt tính Chapi với những sản phẩm như than hoạt tính, bột đánh răng từ than hoạt tính, túi lọc khí.
Theo anh Long, trước đây, nguồn thu nhập từ le rừng tự nhiên ở địa phương bấp bênh. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, nhóm đã sáng tạo ra sản phẩm than hoạt tính Chapi từ cây le, cùng các sản phẩm khác như bột đánh răng, túi lọc khí. Sản phẩm than Chapi không chỉ giúp bà con ổn định kinh tế, tạo thêm việc làm mà còn bảo vệ môi trường rừng.
Chị Nguyễn Thị Mai Hồng - đại diện HTX Đà Giang Eco, tỉnh Hòa Bình mang đến dự án thực phẩm sạch từ trang trại đến bàn ăn kết hợp du lịch trải nghiệm trên lòng hồ Hòa Bình.
Theo chị, cá ngạnh sông Đà là loài cá da trơn thuộc họ cá lăng là đặc sản của địa phương. HTX đang phát triển nhiều dòng sản phẩm từ cá ngạnh và những loài cá đặc sản sông Đà mang ra thị trường như cá lăng đen, cá trắm đen, cá ngần, cá sấy, tôm sông…
Nhiều sản phẩm trong số này đã đạt OCOP của địa phương. Ngoài ra, du lịch trải nghiệm cũng là hướng đi mới mà HTX hướng tới để gia tăng giá trị cho tài nguyên của địa phương.
Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết sáng nay bà đến sớm, đi một vòng các dự án, thấy rất mừng khi gặp nhiều bạn của các dân tộc, Dao, Mông, Tày, Nùng, Thái… tham gia.
Theo bà Hạnh, mỗi một lần tổ chức cuộc thi lại thêm có nhiều điểm mới. Điểm mới năm nay của cuộc thi là không chỉ chấm các dự án khởi nghiệp mà còn chấm thêm cả các ý tưởng.
“Chủ yếu các ý tưởng là các bạn đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Khi chúng tôi đọc các ý tưởng của các bạn thấy có rất nhiều triển vọng từ các giá trị tài nguyên bản địa. Vì vậy cuộc thi năm nay có hai bảng: Một bảng 12 ý tưởng/dự án và bảng thứ hai là 24 dự án đã hoạt động đến 4-5 năm”, bà Hạnh nói.
Theo bà Vũ Kim Hạnh, cho tới nay sau 10 năm chúng ta đã có 2.300 thí sinh đến dự cuộc thi, trong đó có đến 1.600 dự án. Các ý tưởng, dự án tham dự cuộc thi mỗi năm sẽ góp phần bổ sung, mở rộng, làm mạnh thêm, đa dạng thêm cộng đồng doanh nông khởi nghiệp.
“Chúng tôi rất mừng vì cuộc thi năm nay thu hút được nhiều ý tưởng, dự án từ miền Trung và nhiều tỉnh cực Bắc của Tổ quốc. Chúng tôi mừng vì sở dĩ trước đó TP.HCM và các tỉnh đồng bằng đã có nhiều dự án tham dự và đã có những sản phẩm thâm nhập sâu vào thị trường trong nước và thế giới, thì nay sự tham dự của các ý tưởng/dự án miền Trung và miền Bắc”, bà Hạnh nói thêm.
Vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp xanh - Phát triển bền vững diễn ra trong 2 ngày là 9 và 10/11.
Bảng A là các dự án cá nhân/nhóm có ý tưởng, đang trong quá trình nghiên cứu và đã có sản phẩm mẫu, sản phẩm đã ra thị trường, thời gian triển khai hoạt động dự án dưới 1 năm.
Bảng B là các dự án là cá nhân, HTX, doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 01 năm, có sản phẩm, dịch vụ đã được thương mại hóa và thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.
Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi gần 1 tỷ đồng, trong đó trao hơn 200 triệu đồng tiền mặt cho các ý tưởng/dự án đạt giải ở cả 2 bảng A và B.
Ngày 3/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản ban hành thông báo phân công Thường trực UBND TP theo dõi, chỉ đạo giải quyết các dự án tồn đọng đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.