Chủ nhật, 13/10/2024

Nhựa Đông Á nói gì khi cổ phiếu trong "các diện đặc biệt"?

04/05/2024 2:54 PM (GMT+7)

CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (HoSE: DAG) đã có văn bản giải trình về việc cổ phiếu DAG bị đưa vào các diện đặc biệt và việc lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý I/2024 là số âm.

Ngày 28/4/2024, Nhựa Đông Á nhận được quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) về việc đưa cổ phiếu DAG vào diện cảnh báo vì lý do công ty chậm nộp Báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2023 quá 15 ngày so với thời hạn quy định.

Nhựa Đông Á nói gì khi cổ phiếu trong "các diện đặc biệt"?- Ảnh 1.

Cổ phiếu DAG của Nhựa Đông Á bị đưa vào các diện đặc biệt.

Về vấn đề chậm nộp BCTC năm 2023, Nhựa Đông Á cho biết nguyên nhân do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY - đơn vị thực hiện soát xét và kiểm toán BCTC năm 2023 là đơn vị lần đầu thực hiện kiểm toán, soát xét BCTC của công ty. Do vậy, Kiểm toán UHY cần nhiều thời gian để tìm hiểu, rà soát hồ sơ.

Trước đó, ngày 18/9/2923, Nhựa Đông Á cũng nhận được quyết định của HoSE về việc đưa cổ phiếu DAG vào diện cảnh báo do chậm nộp BCTC soát xét bán niên năm 2023 quá 15 ngày so với thời hạn quy định. Tuy nhiên, ngày 19/9/2023, Nhựa đông Á đã thực hiện công bố thông tin BCTC soát xét bán niên năm 2023.

"Bên cạnh đó, Lãnh đạo của công ty và đơn vị kiểm toán đi công tác cũng ảnh hưởng đến việc trao đổi, thống nhất số liệu", trích giải trình của Nhựa Đông Á.

Không chỉ vậy, Nhựa Đông Á cho biết thêm, Phòng kế toán của công ty có biến động nhân sự, vì vậy nên nhân sự mới chưa nắm bắt hết công việc, dẫn đến việc phối hợp với đơn vị kiểm toán còn chưa kịp thời.

Trong văn bản gửi HoSE, Nhựa Đông Á cho biết, ngay sau khi hoàn thành BCTC, công ty sẽ nộp và công bố thông tin (dự kiến trước ngày 14/5/2024).

Cổ phiếu DAG bị đưa vào diện kiểm soát do chậm công bố thông tin

Giải trình về việc cổ phiếu DAG bị đưa vào diện kiểm soát do chậm công bố thông tin, Nhựa Đông Á cho hay, trong thời gian qua, bộ phận kế toán của công ty mẹ và các công ty con xảy ra các biến động về nhân sự, đặc biệt là vị trí kế toán tổng hợp.

Trong khi đó, nhân sự thay thế chưa đủ thời gian nắm bắt toàn bộ công việc; công ty cũng mới chuyển đổi phần mềm kế toán mới và phần mềm gặp một số trục trặc kỹ thuật trong quá trình chuyển đổi dữ liệu, vận hành. Điều đó ảnh hưởng đến công tác nhân sự, thu thập, tổng hợp dữ liệu và hoàn thiện báo cáo tài chính.

Nhựa Đông Á trình bày rõ, trong các lần chậm công bố thông tin, công ty đều có văn bản xin chậm, giải trình theo yêu cầu của HoSE và thực hiện công bố ngay sau khi hoàn thành.

Ngoài ra, công ty cho biết đã tuyển bổ sung nhân sự cho bộ phận kế toán tại công ty mẹ và các công ty con; cung cấp phần mềm kế toán tiếp tục hỗ trợ hướng dẫn xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi dữ liệu và vận hành phần mềm mới.

Dư nợ tài chính gấp 3,4 lần vốn chủ

Cập nhật kết quả kinh doanh quý I/2024, Nhựa Đông Á ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30,3 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán ở mức 41,1 tỷ đồng, giảm 92%. Kết quả, Nhựa Đông Á ghi nhận lợi nhuận gộp âm 10,7 tỷ đồng.

Trong kỳ này, doanh thu hoạt động tài chính "bốc hơi" gần như toàn bộ, từ 1,5 tỷ đồng còn 74,7 triệu đồng. Chi phí tài chính giảm 94% còn 1,5 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm 93% còn 222,6 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 64% còn 2,7 tỷ đồng.

Hết quý I/2024, Nhựa Đông Á báo lỗ 15 tỷ đồng, ghi nhận chuỗi 5 quý liên tiếp báo lỗ. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Nhựa Đông Á tại ngày 31/3/2024 là 323,3 tỷ đồng.

Giải trình về kết quả kinh doanh trên, Nhựa Đông Á cho biết nguyên nhân chủ yếu do quý I/2024, công ty không ghi nhận doanh thu không đáng kế, kéo theo các chi phí phát sinh cũng giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, ngân hàng đã cơ cấu lại khoản vay cho doanh nghiệp nên đã hỗ trợ nhiều về chi phí doanh nghiệp để duy trì, phát triển. Tập đoàn đang trong giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp. Vì vậy, công ty tạm dừng mọi hoạt động để sắp xếp lại hệ thống kinh doanh, nhân sự và các vấn đề khác liên quan nhằm tối ưu chi phí trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Nhựa Đông Á nói gì khi cổ phiếu trong "các diện đặc biệt"?- Ảnh 2.

Trích BCTC hợp nhất qúy I/2024.

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Nhựa Đông Á giảm nhẹ xuống 1.736,9 tỷ đồng. Trong đó, trữ tiền giảm từ 2,6 tỷ còn 888 triệu đồng. Hàng tồn kho đi ngang, ở mức 928,4 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả của Nhựa Đông Á tăng 1% lên 1.392,9 tỷ đồng. Dư nợ tài chính ghi nhận 1.171 tỷ đồng, chiếm 84% nợ phải trả và gấp 3,4 lần vốn chủ (vốn chủ tại ngày 31/3/2024 là 344 tỷ đồng).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi

Hiện tại, nhiều loại hình bất động sản khác trên thị trường đã phục hồi rõ nét với thanh khoản, giá bán và nguồn cung liên tục được cải thiện. Nhưng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.

Các nhà máy ở Okayama chờ nguồn lao động tay nghề cao từ Long An

Các nhà máy ở Okayama chờ nguồn lao động tay nghề cao từ Long An

Theo ông Matsuda Hisashi - Chủ tịch Hội Công Thương thành phố Okayama (Nhật Bản), tình hình lao động tại Nhật Bản đang thiếu hụt, các nhà máy ở thành phố Okayama cần sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Long An cùng các doanh nghiệp đưa lao động đến đây làm việc.

Bị phạt đến 100 triệu đồng khi bán đất không có sổ đỏ

Bị phạt đến 100 triệu đồng khi bán đất không có sổ đỏ

Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.

Giá vàng leo đỉnh người dân chen lấn đi mua: Chuyên gia tài chính nói gì?

Giá vàng leo đỉnh người dân chen lấn đi mua: Chuyên gia tài chính nói gì?

Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số, nâng cấp nền kinh tế số

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số, nâng cấp nền kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, nâng cấp nền kinh tế số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu…

Việt Nam có ba đại diện trong danh sách Nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á

Việt Nam có ba đại diện trong danh sách Nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á

Tạp chí Fortune (Mỹ) vừa công bố danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, qua đó vinh danh 100 nữ doanh nhân hàng đầu các lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam có ba đại diện góp mặt trong danh sách này.