Thứ ba, 08/10/2024

Những ai chịu trách nhiệm khi dược mỹ phẩm không đạt chất lượng sau khi lưu hành?

05/11/2023 6:31 PM (GMT+7)

Để tạo ra 1 sản phẩm chất lượng, an toàn, đạt chuẩn các doanh nghiệp phải có quy trình sản xuất rõ ràng, thao tác chuẩn SOP cùng các bước kiểm tra, kiểm nghiệm chặt chẽ. Sau đó, phải có đầy đủ giấy phép mới được lưu hành tra thị trường.

Nhưng sau khi xuất xưởng, việc kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu trữ, bảo quản dược mỹ phẩm tại các cơ sở bán lẻ luôn là một bài toán với doanh nghiệp.

Bất cập trong quản lý bán lẻ thuốc, dược mỹ phẩm

Thị trường phân phối dược phẩm Việt Nam tính đến năm 2021 với tổng số cửa hàng thuốc đang hoạt động là 44.600 đơn vị, trong đó có 1.600 cửa hàng thuốc chuỗi nhà thuốc chiếm vỏn vẹn gần 4% thị phần. Vậy có tới 96% nhà thuốc nhỏ lẻ bên ngoài có thật sự đạt chuẩn chất lượng hay không đang là dấu chấm hỏi lớn.

Tại một thành phố được coi là phát triển nhất Việt Nam, theo một cuộc khảo sát tại các nhà thuốc trên đường Điện Biên Phủ, Cách Mạng Tháng Tám, Hai Bà Trưng - TP Hồ Chí Minh, phần lớn nhà thuốc không đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, đặc biệt đều không được trang bị điều hòa nhiệt độ. Trong khi đó phần lớn các sản phẩm thuốc, dược mỹ phẩm, chế phẩm từ thảo dược đều quy định bảo quản dưới 30 độ C.

Đáng nói hơn, theo ghi nhận thực tế thuốc và dược mỹ phẩm thường được trưng bày ngay tại tủ kính phía ngoài đón ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, cộng với việc diện tích quá nhỏ, lợp mái fibro xi măng thì nhiệt độ đỉnh điểm có thể lên tới 45 độ C. Với điều kiện này thì chất lượng thuốc và dược mỹ phẩm thật sự khó có thể duy trì được như khuyến cáo.

Những ai chịu trách nhiệm khi dược mỹ phẩm không đạt chất lượng sau khi lưu hành? - Ảnh 1.

Ở nhiều địa phương, thuốc cùng dược mỹ phẩm được bày bán như “bán rau” tại các cổng chợ.

Trình độ nhân viên bán thuốc và những hành vi “vô tình” của người mua

Không chỉ về bất cập về tiêu chuẩn nhiệt độ và cơ sở vật chất, trình độ của người bán hàng tại nhà thuốc nhỏ lẻ cũng là vấn đề cấp thiết cần được thắt chặt. Theo thực tế Việt Nam nằm trong top các nước có mật độ nhà thuốc cao nhất trên thế giới, trong khi mật độ dược sĩ/người dân lại thuộc nhóm thấp nhất. Điều này lý giải vì sao chất lượng tư vấn, bán hàng tại các cửa hàng thuốc nhỏ lẻ lại không cao. Đó là chưa kể đến những trường hợp người nhà dược sĩ ra tư vấn, bán thuộc thay theo đúng "thói quen bán hàng".  Điều này dẫn đến tình trạng tư vấn sai, bán hàng theo cảm tính và thiếu hiểu biết về sản phẩm trong quá trình tư vấn, bảo quản gây ảnh hưởng đến chất lượng dược mỹ phẩm.

Điển hình là việc người bán tự ý cho khách hàng xem thử, ngửi thử và thậm chí dùng thử sản phẩm rồi cất lại lên kệ như còn mới. Đây là tình trạng thường bắt gặp ở các hiệu thuốc đặc biệt là với các sản phẩm dược mỹ phẩm.

Hay người mua vì vô tình hay cố ý chủ động mở sản phẩm để xem thử, rồi đóng lại mà ngay cả người bán cũng không biết. Những bất cập tại nhà thuốc và các cơ sở bán lẻ như hiện tại đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với doanh nghiệp sản xuất, hoạt động kinh doanh và cả thương hiệu vốn được xây dựng nhiều năm của họ. Điều này cũng phần nào lý giải nguyên nhân vì sao sản phẩm đã được kiểm định gắt gao trước khi lưu hành nhưng sau một thời gian kiểm tra tại cơ sở bán lẻ lại không đạt chất lượng.

Doanh nghiệp sản xuất có phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi dược mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng?

Câu hỏi đặt ra là khi một sản phẩm tới cửa hàng phân phối hay tới tay người tiêu dùng được đánh giá không đạt chất lượng thì liệu trách nhiệm có hoàn toàn nằm ở nhà sản xuất? Với thị trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay để có được một sản phẩm chất lượng tới tay người tiêu dùng, đòi hỏi các chủ thể có liên quan đều phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình từ nhà sản xuất, nhà phân phối, người bán đến người tiêu dùng..

1. Người sản xuất

Người sản xuất cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện tiêu chuẩn về chất lượng đối với sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp mình sản xuất ra. Bên cạnh đó cần thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm nghiệm theo yêu cầu của từng phân loại sản phẩm trước khi phân phối ra ngoài thị trường.

2. Người nhập khẩu

Đơn vị nhập khẩu cần tuân thủ các điều kiện đảm bảo chất lượng cho hàng hóa nhập khẩu. Kiểm soát chặt chẽ quá trình vận chuyển, lưu trữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hóa. Kịp thời thông báo và phối hợp xử lý với các bên liên quan nếu gặp trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

3. Người bán hàng

Đây có thể nói là khâu đau đầu và khó kiểm soát nhất đối với sản phẩm lưu hành tại Việt Nam. Một phần do đặc tính thuộc vùng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, và quan trọng hơn là đây là khâu lưu sản phẩm lâu nhất. Sản phẩm có thể trên kệ từ vài tháng tới tận vài năm. Trong khi không phải điểm bán nào cũng đảm bảo được điều kiện bảo quản theo đúng quy định.

Người bán có trách nhiệm phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng hóa, áp dụng các biện pháp duy trì chất lượng sản phẩm trong việc vận chuyển, lưu trữ và bảo quản.

Cụ thể, đối với các sản phẩm như thuốc, dược mỹ phẩm thường được bày bán tại các nhà thuốc, cũng có những quy định rõ ràng về tiêu chuẩn GPP (Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc).

Những ai chịu trách nhiệm khi dược mỹ phẩm không đạt chất lượng sau khi lưu hành? - Ảnh 2.

Bảo quản thuốc tại Nhà thuốc đạt chuẩn GPP như thế nào?

Các nhà thuốc đạt chuẩn GPP đều có các quy định về cơ sở vật chất đảm bảo có đủ thiết bị bảo quản thuốc để tránh các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:

+ Cơ sở đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở tái đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn GPP sau ngày Thông tư này có hiệu lực phải trang bị ít nhất 01 thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi với tần suất ghi phù hợp (thường 01 hoặc 02 lần trong 01 giờ tùy theo mùa).

Các cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn hiệu lực hoặc có Giấy GPP còn hiệu lực, chậm nhất đến 01/01/2019 phải trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ tự ghi.

– Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng: nhiệt độ không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%.

+ Có tủ lạnh hoặc phương tiện bảo quản lạnh phù hợp với các thuốc có yêu cầu bảo quản mát (8-15° C), lạnh (2-8° C).

+ Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ;

+ Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Nhiệt kế, ẩm kế phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.

4. Người tiêu dùng

Người dùng cũng cần thực hiện tốt các yêu cầu về bảo quản sản phẩm cơ bản như độ ẩm, nhiệt độ hay không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời,... và một số lưu ý riêng theo từng sản phẩm để đạt được chất lượng tối ưu nhất như nhà sản xuất khuyến cáo. Tránh sau một thời gian dùng sản phẩm lúc sau biến đổi không như ban đầu.

Người tiêu dùng chọn điểm mua hàng uy tín để tự bảo vệ mình

Thị trường bán thuốc lẻ hiện nay không khác gì một ma trận. Việc kiểm soát và quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy người tiêu dùng nên lựa chọn những cơ sở uy tín để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Sự xuất hiện của chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn GPP với những tiêu chuẩn khắt khe kiểm định về người bán hàng với kinh nghiệm cùng chuyên môn cao cũng như cơ sở vật chất đảm bảo sẽ giúp giải quyết nỗi lo cho cả người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp sản xuất.

Những ai chịu trách nhiệm khi dược mỹ phẩm không đạt chất lượng sau khi lưu hành? - Ảnh 3.

Mẫu nhà thuốc đạt chuẩn GPP.

Đảm bảo chất lượng thuốc và dược mỹ phẩm tới tận tay người tiêu dùng luôn là vấn đề cần được chú trọng. Không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất mà còn là trách nhiệm của tất cả những cơ sở có liên quan. Chính vì vậy, doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ cung ứng cũng cần phải có chiến lược để đảm bảo chất lượng hàng hóa của mình luôn được người tiêu dùng đón nhận và sử dụng thường xuyên.

Theo Tạp chí Thương trường

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngăn chặn tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất kiểm soát thị trường bất động sản

Ngăn chặn tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất kiểm soát thị trường bất động sản

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 yêu cầu các bộ ngành, các địa phương khẩn trương thực hiện các pháp kiểm soát thị trường bất động sản để ngăn chặn tình trạng thổi giá, bỏ cọc đấu giá đất.

Thấy gì khi tăng trưởng tín dụng gần gấp đôi huy động?

Thấy gì khi tăng trưởng tín dụng gần gấp đôi huy động?

Chênh lệch giữa tăng trưởng huy động vốn và tín dụng nới rộng bất chấp lãi suất tiền gửi liên tục được các ngân hàng điều chỉnh tăng kể từ tháng 4 đến nay. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái rất tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai loạt biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ đạo triển khai loạt biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.

Một bị cáo xin khoan hồng cao nhất cho bà Trương Mỹ Lan

Một bị cáo xin khoan hồng cao nhất cho bà Trương Mỹ Lan

Xin tòa khoan hồng cao nhất cho cô ruột Trương Mỹ Lan, bị cáo Trương Huệ Vân nói vụ án còn rất nhiều uẩn khúc, nhiều người đã chết.

Chìa khoá giúp bất động sản bán lẻ tăng trưởng mạnh

Chìa khoá giúp bất động sản bán lẻ tăng trưởng mạnh

Thời gian qua, giá thuê bất động sản bán lẻ có xu hướng tăng trưởng nhờ tình hình hoạt động tốt của các chuỗi thương hiệu F&B, trung tâm vui chơi trẻ em...

Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên làm đậm thêm vai trò cung cấp của Việt Nam

Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên làm đậm thêm vai trò cung cấp của Việt Nam

Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.