Thứ sáu, 22/11/2024

"Nút kép" cho không gian du lịch Nam bộ

22/02/2024 8:56 AM (GMT+7)

Liên kết không gian và tích hợp sản phẩm du lịch đặc thù chính là cách thức làm cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trở nên hấp dẫn hơn.

Việc liên kết "nút kép phát triển liên vùng" TP.HCM - Cần Thơ và TP.HCM - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được các địa phương tăng cường.

Để không gian không bị ngắt khúc

TP.HCM với lợi thế hạ tầng du lịch hiện đại, một cửa ngõ giao thương, trung tâm kinh tế và du lịch của cả nước đang phục hồi nhanh chóng trong năm 2023 sau hai năm bị tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. ĐBSCL có không gian du lịch giàu bản sắc và các sản phẩm đặc thù miệt vườn sông nước. Với hệ thống kênh rạch dài hơn 28.000km, có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và các vùng đất ngập nước đồng bằng độc đáo, ĐBSCL có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, từ du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, môi trường, bảo tồn thiên nhiên, du lịch nghiên cứu – nghỉ dưỡng, ẩm thực, lễ hội - làng nghề truyền thống... đến du lịch biển đảo chất lượng cao và có nhiều khả năng kết nối tour, tuyến với TP.HCM, các vùng miền trong nước, hợp tác quốc tế với các nước tiểu vùng sông Mê Kông.

Không gian du lịch phía Tây bao gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Trong đó, thành phố Cần Thơ và đảo Phú Quốc (Kiên Giang) được xác định là trung tâm du lịch có nhiệm vụ điều phối khách cho toàn vùng. Định hướng chung cho không gian du lịch phía Tây là khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng gồm: tham quan đất Mũi, Tây Đô; nghỉ dưỡng biển đảo; sinh thái; trải nghiệm đời sống sông nước, chợ nổi; nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội...

"Nút kép" cho không gian du lịch Nam bộ- Ảnh 1.

Sản phẩm thủ công truyền thống ở TP Cần Thơ. Ảnh: Văn Ngọc Nhuần

Không gian du lịch phía Đông bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh; với định hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng gồm nghiên cứu đời sống sông nước, miệt vườn; tham quan làng nghề, các di tích lịch sử, cách mạng; lưu trú tại nhà dân (homestay). Trong đó, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) là trung tâm của không gian du lịch phía Đông, đồng thời là trung tâm phụ trợ của vùng ĐBSCL.

Thời gian qua, liên kết vùng được nhiều tỉnh, thành trong vùng quan tâm. Nhiều nỗ lực tăng cường liên kết, hợp tác tạo ra tiếng nói chung. Các địa phương trong vùng ĐBSCL đã ký kết với nhau và với TP.HCM các chương trình hợp tác du lịch qua nhiều hoạt động như Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL, Tuần lễ du lịch xanh, xây dựng sản phẩm du lịch "Một điểm đến bốn địa phương +", sử dụng sản phẩm du lịch của nhau… Nhiều hoạt động phối hợp giữa Hiệp hội Du lịch ĐBSCL và Hiệp hội Du lịch TP.HCM với sự tham gia của các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã thúc đẩy đầu tư, phát triển du lịch vùng.

Tuy nhiên, tình trạng chung là không gian du lịch vùng còn bị ngắt khúc. Cách làm du lịch ở nhiều nơi vẫn còn mang nặng tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Hầu hết các địa phương đều tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch chung giống nhau, các sản phẩm du lịch chủ yếu dựa vào thiên nhiên, khai thác sẵn có mà thiếu đầu tư dài hạn. Du lịch ĐBSCL đang đứng trên "đôi chân 3 điểm yếu" là hạ tầng, nguồn nhân lực yếu kém và đang thiếu một cơ chế điều phối liên kết vùng, liên kết chuỗi giá trị. Dù được thảo luận và triển khai nhiều hoạt động liên kết, nhưng trong thực tế vẫn chưa có một "cơ chế pháp lý" rõ ràng và "một mô hình chỉ đạo, điều phối" liên kết vùng ĐBSCL và TP.HCM để phát triển du lịch thật sự hiệu quả.

Làm gì để tích hợp sản phẩm du lịch liên vùng?

Để tổ chức tốt không gian du lịch vùng, phát huy thế mạnh của từng cụm, việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở phân vùng sinh thái, văn hóa, khai thác tốt nhất các tài nguyên du lịch. Các địa phương cần gắn kết với TP.HCM và TP.Cần Thơ - trung tâm du lịch vùng - phát huy hiệu quả "nút kép" này.

"Nút kép" cho không gian du lịch Nam bộ- Ảnh 2.

Nông sản vùng sông nước Nam bộ. Ảnh: Văn Ngọc Nhuần

Một chương trình liên kết vùng nhằm phát triển du lịch dựa trên nền tảng "lợi thế dùng chung" và tạo ra "sản phẩm du lịch xanh đặc thù của vùng" không chỉ là mục tiêu của một đề án mà còn là mà còn là mong ước lớn lao của các địa phương và người dân đồng bằng. Liên kết vùng không chỉ những hoạt động ký kết hợp tác, hay liên kết giữa chính quyền địa phương với nhau, mà quan trọng hơn là tạo ra môi trường thuận lợi thúc đẩy liên kết các chuỗi giá trị ngành du lịch bền vững.

Chuỗi giá trị du lịch không thể "gói" trong không gian hành chính của một tỉnh do tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao của nó. Việc liên kết vùng phát triển du lịch cho phép khai thác những lợi thế tương đối, lợi thế so sánh và bổ khuyết cho nhau giữa các địa phương về tài nguyên du lịch, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch. Qua đó, tăng cường năng lực cạnh tranh không chỉ đối với du lịch toàn vùng mà còn đối với các bên liên quan nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch đến địa bàn liên kết nói chung với tư cách là một điểm đến thống nhất và đến lãnh thổ của từng chủ thể liên kết nói riêng. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường khi yếu tố cạnh tranh ngày một trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp, giữa các chủ thể hành chính trong mỗi vùng, mỗi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.

Kết nối thị trường du lịch, nhu cầu du khách với các điểm, tuyến, tour du lịch, hình thành các "cụm ngành du lịch". Trên cơ sở các sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng và cấp quốc gia với sự tham gia của "Nhà nước" – hoạch định cơ chế, chính sách, quy hoạch, tăng cường quản lý nhà nước, tạo môi trường du lịch; các hiệp hội ngành, nghề với vai trò tập hợp, liên kết, hỗ trợ; doanh nghiệp du lịch – hạt nhân quan trọng của các "cụm ngành du lịch". Tổ chức, cá nhân làm du lịch, các cơ quan truyền thông và công chúng tham gia xây dựng sản phẩm du lịch với cách tiếp cận đa ngành. Xây dựng chương trình cấp vùng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo trọng tâm, trọng điểm ưu tiên phát triển kiến thức, kỹ năng du lịch, ngoại ngữ, kiến thức du lịch bản địa gắn với phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại các cụm – không gian du lịch vùng được xác định.

Liên kết không gian du lịch và tích hợp sản phẩm du lịch đặc thù vùng, cùng với hạ tầng du lịch, nhân lực du lịch là các trụ cột của ngành "công nghiệp không khói" đang được kỳ vọng vượt qua thách thức để du lịch vùng ĐBSCL phát triển mạnh mẽ hơn thời gian tới.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.