
Tiếp tục áp dụng bảng giá đất đến hết năm 2025
Vũ Khoa
12/08/2024 1:47 PM (GMT+7)
Bảng giá đất của các địa phương đã ban hành theo Luật Đất đai cũ được tiếp tục áp dụng đến hết năm 2025, theo Bộ Tài chính. Đây là nội dung nổi bật trong văn bản mới của bộ về triển khai các quy định tại Luật Đất đai năm 2024 liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tài sản công.
Tiếp tục áp dụng bảng giá đất cũ đến hết năm 2025
Tại văn bản này, đối với việc xử lý chuyển tiếp áp dụng Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của luật Đất đai năm 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương. Trình tự điều chỉnh bảng giá đất đối với trường hợp này (nếu có) thực hiện theo quy định tại điều 17 Nghị định số 71/2024 của Chính phủ quy định về giá đất.
Sở Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh - thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn một tổ chức thực hiện định giá đất để xây dựng bảng giá đất theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trường hợp tại thời điểm đóng thầu, không có nhà thầu nào tham dự thì được gia hạn 1 lần. Sau khi gia hạn mà không lựa chọn được nhà thầu thì Sở Tài nguyên và Môi trường giao nhiệm vụ cho đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện hoạt động tư vấn xác định giá đất.
Tiếp đó, tổ chức thực hiện định giá đất tiến hành điều chỉnh bảng giá đất theo Điều 14 của Nghị định 71. Các bước thực hiện định giá đất:
Bước 1: Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin phục vụ việc xây dựng bảng giá đất theo khu vực, vị trí; việc xây dng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn;
Bước 2: Xác định loại đất, khu vực, vị trí đất tại từng xã, phường, thị trấn đối với khu vực xây dựng bảng giá đất theo khu vực, vị trí; xác định loại đất, tổng số thửa đất, số thửa đất của mỗi loại đất đối với khu vực xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.
Bước 3: Tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tại cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh; phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành đối với việc xây dựng bảng giá đất theo khu vực, vị trí.
Bước 4: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin; thiết lập vùng giá trị; lựa chọn thửa đất chuẩn và xác định giá cho thửa đất chuẩn; lập bảng tỉ lệ so sánh đối với việc xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.
Bước 5: Xây dựng dự thảo bảng giá đất và dự thảo Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất.
Tiếp đó, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng dự thảo tờ trình về việc ban hành bảng giá đất, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Tiếp thu, hoàn thiện tờ trình về việc ban hành bảng giá đất, hoàn thiện dự thảo bảng giá đất và báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất, trình hội đồng thẩm định bảng giá đất.
Hội đồng thẩm định bảng giá đất thực hiện thẩm định bảng giá đất và gửi văn bản thẩm định về Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện tiếp thu, giải trình, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo bảng giá đất, trình UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất.

Được phép áp dụng bảng giá đất đến hết năm 2025 - Ảnh: Vũ Khoa
Được phép chủ động khai thác, sử dụng đa mục đích đất được Nhà nước cho thuê
Văn bản của Bộ Tài chính cũng nêu về chế độ sử dụng đất đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp thì được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sử dụng ổn định lâu dài.
Trường hợp có nhu cầu sử dụng một phần, hoặc toàn bộ diện tích đất được giao để sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ thì được lựa chọn chuyển sang hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với phần diện tích đó.
Đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần trong cả thời gian thuê để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì có quyền và nghĩa vụ như đối với tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Đối với đất đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thì được phép chủ động khai thác, sử dụng kết hợp đa mục đích theo phương án được cơ quan chủ quản phê duyệt phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2024 và pháp luật có liên quan.
Trường hợp có đầu tư xây dựng công trình trên đất phải phù hợp với pháp luật về xây dựng. Việc khai thác đất kết hợp đa mục đích phải được hạch toán theo quy định của pháp luật.
Đối với đất do đơn vị sự nghiệp công lập đang sử dụng mà có nhu cầu cho thuê, liên doanh, liên kết với tổ chức kinh tế thì phải có đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công.
Đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trước ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được sử dụng trong thời hạn sử dụng còn lại. Trường hợp có nhu cầu thì được chuyển sang hình thức giao đất, cho thuê theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
Hà Nội sắp khởi công cụm công nghiệp gần 160 tỷ đồng gần Vành đai 4, ngay chân cầu Hồng Hà
Hà Nội giao 60.000m² đất tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Đây là cụm công nghiệp có vị trí nằm ngay đường vành đai 4, chân cầu Hồng Hà sắp khởi công xây dựng.
Bật mí cách duy nhất giúp Đông Nam Á đẩy lùi 'cơn lũ' hàng giá rẻ Trung Quốc
Từ tủ gỗ đến quần áo, sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng giá rẻ Trung Quốc đang làm đảo lộn hoạt động kinh doanh và sinh kế tại Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là điều gì đang chờ đợi phía trước và làm thế nào để Đông Nam Á có thể đẩy lùi 'cơn lũ' hàng hóa giá rẻ Trung Quốc?
TikTok có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu vì vi phạm quy định của EU
Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok đã bị các cơ quan quản lý công nghệ EU buộc tội vì vi phạm các quy tắc về nội dung trực tuyến của EU, khiến chủ sở hữu ByteDance có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu.
Hai trường đại học hàng đầu Châu Á về tạo ra số người siêu giàu
Theo nghiên cứu của Altrata, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Thanh Hoa Trung Quốc là những trường đại học hàng đầu châu Á về đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu.
Giới siêu giàu châu Á 'tháo chạy' khỏi tài sản Mỹ vì lo sợ thuế quan của ông Trump
Các gia đình giàu nhất châu Á đang cắt giảm đầu tư vào tài sản tại Mỹ vì cho rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên khó dự đoán hơn nhiều, theo Bloomberg.