Ông Lý Gia Siêu - Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông (Trung Quốc), sẽ dẫn đầu phái đoàn Hồng Kông đến thăm Hà Nội ngày 31/7 - 1/8 và TP.HCM ngày 1 - 2/8 tới.
Phái đoàn gồm các đại diện chính phủ của Đặc khu Hành chính Hồng Kông và khoảng 30 lãnh đạo doanh nghiệp và tập đoàn hàng đầu đến từ Trung Quốcđại lục, Hồng Kông và quốc tế trong nhiều lĩnh vực như tài chính và bảo hiểm; đổi mới và công nghệ; dịch vụ chuyên nghiệp; cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và cung ứng; năng lượng và khách sạn.
Theo kế hoạch, đoàn sẽ gặp gỡ các thành viên phòng thương mại và lãnh đạo doanh nghiệp địa phương để tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh, đẩy mạnh vai trò siêu kết nối của Hồng Kông giữa Trung Quốc đại lục và thế giới.
Dự kiến, sẽ có một buổi tiệc trưa gặp gỡ đối tác sẽ được tổ chức tại khách sạn Park Hyatt Saigon, TP.HCM ngày 2/8.
Hồng Kông là trung tâm tài chính, kinh doanh, đầu tư, giao lưu văn hóa quốc tế, và là cầu nối giữa Trung Quốc Đại lục và thế giới. Hồng Kông đóng vai trò phát triển mối quan hệ thân thiết giữa Trung Quốc Đại lục và Việt Nam bằng cách tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường đại lục.
Chuyến thăm này cũng sẽ tạo điều kiện thảo luận về sự hợp tác giữa Hồng Kông và Việt Nam cũng như cách giúp các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hệ sinh thái khởi nghiệp năng động của Hồng Kông và trong các lĩnh vực mới đang tăng trưởng, như đổi mới và công nghệ (I&T), phát triển bền vững và tài chính xanh.
Những cuộc thảo luận này cũng sẽ bao gồm các chiến lược thâm nhập thị trường và cơ hội đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Hồng Kông.
Tiến sĩ Peter K N Lam, Chủ tịch Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông, chia sẻ mục đích của chuyến thăm lần này là phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Hồng Kông, đồng thời góp phần vào mục tiêu rộng hơn là tăng cường quan hệ kinh tế giữa Hồng Kông và khu vực ASEAN.
Kể từ khi được thành lập vào năm 1966, Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông luôn chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa Hồng Kông và thế giới thông qua hợp tác kinh doanh và thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Hồng Kông, phát triển quan hệ kinh tế, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là sự thịnh vượng và phát triển kinh tế chung.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.