Theo Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông), tỷ lệ bán buôn và bán lẻ chiếm tới 9,83% trong GPD năm 2023. Thống kê cho thấy, hiện có khoảng hơn 54 nghìn doanh nghiệp bán lẻ, hơn 200 nghìn doanh nghiệp bán buôn, 9.000 chợ truyền thống và 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa.
Bán buôn và bán lẻ trên internet ghi nhận đà tăng trưởng mạnh. Cụ thể, doanh thu thương mại điện tử B2B Việt Nam từ 2018 đến 2023 đều tăng trưởng trung bình trên 20%. Nếu năm 2018, doanh thu mới là 8,06 tỷ USD thì quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD.
Bán buôn và bán lẻ trong kỷ nguyên số còn nhiều thách thức. Ảnh: M.Trang
B2B là viết tắt của cụm từ “Business to Business”, nghĩa là “Doanh nghiệp với Doanh nghiệp”. B2B là một hình thức giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, giữ nhà bán sỉ và bán lẻ. Cũng có thể hiểu đơn giản là một doanh nghiệp bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ cho một doanh nghiệp khác.
Thị thường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam được đánh giá còn nhiều tiềm năng. Theo thống kê, một người tiêu dùng Việt Nam bình quân mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Tiềm năng ấy nhờ nằm cạnh các thị trường lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN.
Báo cáo của Momentum Works cho biết, Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực trong năm 2023. Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam trong 2023 đã tăng 52,9% so với năm trước đó. Mức tăng của thị trường Thái Lan là 34,1%.
Cùng với mức tăng này, Việt Nam đã vượt qua Philippines, trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba khu vực. Indonesia vẫn là thị trường thương mại điện tử lớn nhất, đóng góp 46,9% vào GMV của khu vực, với tốc độ tăng trưởng ở mức 3,7%.
Tuy nhiên Vụ Kinh tế số và Xã hội số cũng chỉ rõ những vấn đề còn khó khăn với thương mại bán buôn và bán lẻ Việt Nam.
Về nguy cơ, có thể thấy rõ các cửa hàng truyền thống sẽ không thể tồn tại do khả năng cạnh tranh thấp, tiếp cận thị trường hạn chế. Bên cạnh đó, bán buôn và bán lẻ trên internet cũng không cạnh tranh được với các địa phương khác hay các nước xung quanh. Thương mại điện tử bị nước ngoài xâm chiếm, an ninh hàng hoá, an ninh tài chính gặp nhiều rủi ro.
Thách thức từ thương mại điện tử xuyên biên giới đang rất lớn với bán buôn và bán lẻ Việt Nam. Đặc biệt là vị thế mới của Trung Quốc trong hoạt động ngoại thương. Hoạt động giao hàng xuyên biên giới được Trung Quốc rút ngắn từ 5-10 ngày xuống chỉ còn từ 1-3 ngày.
Trong khi đó, bán buôn và bán lẻ đang thiếu nền tảng công nghệ, kết nối người bán & người mua B2B tại Việt Nam với đối tác trên toàn cầu. Thiếu hạ tầng logistic, nền tảng thanh toán đồng bộ, thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Nguồn hàng và thị trường tiêu thụ vẫn phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.
TP.HCM đã sẵn sàng chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với đầy đủ nguồn hàng cung ứng và đáp ứng đủ điều kiện, chất lượng.
Không khí Giáng sinh đang nhộn nhịp khắp TP.HCM. Đây là thời điểm lý tưởng để bạn đến những quán cà phê để làm một album ảnh Giáng sinh "chất như nước cất".
Đường Hoàng Hoa Thám hiện đang ngổn ngang do thi công dự án. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trong khu vực, đặc biệt là khi Tết gần đến.
Không còn ưu đãi giảm lệ phí trước bạ, lo ngại sức mua giảm khi xe tồn kho còn nhiều, các hãng đưa ra nhiều ưu đãi, hỗ trợ 50% - 100% lệ phí trước bạ cho khách mua xe trong tháng cuối năm.
Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 7/12/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% và khá tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
Giá bitcoin tăng hơn 40%, thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền kỹ thuật số và lựa chọn một số người có cùng quan điểm này vào nội các.