Vivian Kao là người Mỹ gốc Đài Loan, hiện sống ở Singapore. Thông tin trên LinkedIn cho thấy bà là Giám đốc độc lập không điều hành tại Sun Hung Kai & Co, một công ty đầu tư có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), theo HITC.
Bà còn là Giám đốc điều hành của Tamarind Global và là thành viên hội đồng quản trị tại Đại học Wellesley ở Massachusetts, Mỹ.
Kao tốt nghiệp cử nhân kinh tế và nghiên cứu tiếng Trung Quốc trước khi tiếp tục lấy bằng MBA (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) tại Trường Kinh doanh Harvard, nơi bà gặp Shou Zi Chew vào năm 2008.
Trong một bài phát biểu tại Đại học College London vào năm 2022, Chew cho biết ông đã rất phân vân vào thời điểm chuyển đến Mỹ để lấy bằng thạc sĩ của Trường Kinh doanh Harvard.
"Tôi nhớ mình đã phải vật lộn với quyết định này, vì không chắc liệu việc dành thời gian để học lấy bằng thạc sĩ sẽ giúp nâng cao hay trì hoãn sự nghiệp của bản thân".
Tuy nhiên, ông nói thêm: "Tôi rất vui vì cuối cùng đã chọn đi, bất chấp những điều không chắc chắn của bản thân, vì chính ở đó tôi đã gặp vợ mình".
Chew và Kao làm quen với nhau thông qua email khi cả hai đang hoàn thành kỳ thực tập mùa hè ở California, CEO TikTok nói với một tạp chí dành cho cựu sinh viên Harvard.
Lúc đó, Kao đang làm việc cho một công ty khởi nghiệp về năng lượng sạch. Còn Chew là thực tập sinh tại Facebook.
Theo The Straits Times, bạn bè của cả hai thường mô tả họ là cặp đôi hiểu ý nhau đến mức có thể "đọc được suy nghĩ của đối phương và biết chính xác nửa kia sắp nói điều gì".
Sau khi tốt nghiệp MBA, hai người sống ở nhiều nơi khác nhau do công việc, bao gồm cả London và Hong Kong, nhưng vẫn thường cùng nhau trở về thăm trường cũ.
Chew và Kao đã kết hôn và hiện có 2 con nhỏ, mà CEO TikTok gần đây cho biết là 8 và 6 tuổi, mặc dù không tiết lộ tên.
Trong cuộc phỏng vấn với The New York Times hồi tháng 3, Chew đã tiết lộ tuổi của các con và nói rằng chúng không được phép sử dụng TikTok, vì ông tin rằng con "còn quá nhỏ" để tham gia nền tảng này.
Ngoài ra, ông nói thêm ở Singapore không có phiên bản TikTok dành riêng cho trẻ dưới 13 tuổi.
"Còn tại Mỹ, nếu dưới 13 tuổi, bạn sẽ nhận được một phiên bản TikTok rất hạn chế", ông cho hay và nói thêm rằng nhiều quốc gia hoàn toàn không cho phép người dùng dưới 13 tuổi.
Chew lần đầu đối diện với các nghị sĩ quốc hội Mỹ trong phiên điều trần hôm 23/3.
Trước đó, ông hiếm khi xuất hiện trong các buổi phỏng vấn. Phiên điều trần là lần hiếm hoi công chúng có thể nghe được quan điểm từ CEO của ứng dụng video ngắn, nhưng cũng khiến giới chức phương Tây, đặc biệt là Mỹ, lo ngại.
Nhiều tháng qua, Washington đã nỗ lực buộc công ty ByteDance phải bán lại TikTok cho công ty Mỹ, nếu không sẽ cấm hoàn toàn ứng dụng này tại Mỹ, nơi có hơn 150 triệu người dùng.
Sinh ra ở Singapore, Chew từng làm việc trong lĩnh vực đầu tư và tài chính trước khi trở thành Giám đốc điều hành TikTok.
Ông từng là Giám đốc tài chính của ByteDance, công ty mẹ của TikTok, và được thăng chức CEO sau khi tỷ phú Zhang Yiming từ chức chủ tịch.
Chew đã theo học một trường dạy tiếng Hoa và có thời gian phục vụ trong lực lượng vũ trang của Singapore trước khi du học tại Anh và Mỹ.
Ông lấy bằng cử nhân kinh tế tại Đại học College London và bằng MBA tại Trường Kinh doanh Harvard.
Sau đó, Chew từng có thời gian làm việc tại Goldman Sachs, công ty đầu tư DST và là Giám đốc tài chính của Xiaomi, một công ty điện thoại thông minh của Trung Quốc.
Theo Zing
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.