
Bình Dương: Chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất chưa hiệu quả vì nhiều điều kiện ràng buộc
Trần Khánh
12/10/2022 8:47 PM (GMT+7)
Chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31 của Chính Phủ ở Bình Dương vẫn còn khiêm tốn sau hơn 4 tháng triển khai.
Doanh nghiệp khó tiếp cận chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất
Ông Vương Siêu Tín - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ tỉnh Bình Dương cho biết, trong hai năm đại dịch Covid19 là 2020 và 2021, doanh nghiệp rất lo lắng.
Thế nhưng thực tế vấn đề khó khăn chủ yếu do hạn chế đi lại. Trong khi nhu cầu hàng hóa xã hội vẫn cần thiết. Các doanh nghiệp gốm sứ vẫn xuất khẩu được hàng, thậm chí số đơn hàng năm 2021 còn cao hơn năm 2020.

Doanh số của các doanh nghiệp xuất khẩu gốm xứ bị sụt giảm nhiều trong năm 2022. Ảnh: Trần Khánh
Riêng năm 2022, nhất là từ khi xung đột Nga và Ucraina diễn ra; cùng với lạm phát ở các thị trường lớn; đơn hàng xuất khẩu gốm sứ sụt giảm rõ rệt.
Từ đầu năm đến nay, doanh số của các doanh nghiệp xuất khẩu gốm xứ sụt giảm doanh số hơn 50%. Thị trường bị sụt giảm nhiều nhất là châu Âu.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ tỉnh Bình Dương, thời gian qua, doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính mạnh hoặc ít sử dụng đòn bẩy tài chính thì còn xoay trở được.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính nhưng không không tiêu thụ được hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, duy trì được kinh phí để nuôi công nhân là bài toán nan giải.
"Đặc thù của lao động gốm sứ cần tính sáng tạo nghệ thuật. Không giữ chân được người lao động có tay nghề thì doanh nghiệp gốm sứ cũng khó tồn tại", ông Tín nói.

Nghệ nhân tạo hình sản phẩm gốm sứ ở Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh
Tuy nhiên doanh nghiệp gốm sứ rất khó tiếp cận chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất để duy trì sản xuất.
Bởi vì, theo điều kiện để hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp bị suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2020, 2021; và có khả năng phục hồi trong năm 2022, 2023 thuộc đối tượng được hỗ trợ.
Tương tự, ông Nguyễn Liêm, đại diện Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cho biết, đa số doanh nghiệp ngành gỗ hoạt động ổn định và tăng trưởng nhẹ trong năm 2020, 2021.
Riêng năm 2022, doanh nghiệp ngành gỗ suy giảm nghiêm trọng, bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong các ngành xuất khẩu.
Thế nhưng, chiếu theo điều kiện thì doanh nghiệp ngành gỗ khó đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31, ông Liêm nói.
Ngân hàng cũng khó triển khai chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, đến cuối tháng 9/2022, tổng dư nợ hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31 khoảng 455,1 tỷ đồng. Doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất lũy kế từ đầu chương trình là 473,6 tỷ đồng.
Lĩnh vực cho vay tập trung chủ yếu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải kho bãi... Đối tượng được hỗ trợ lãi suất chủ yếu là doanh nghiệp.

Công nhân chế biến gỗ tại một nhà máy ở TP.Thuận An, Bình Dương. Ảnh: Trần Khánh
Ông Võ Đình Phong - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương cho biết, lĩnh vực cho vay tập trung chủ yếu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải kho bãi... Đối tượng được hỗ trợ lãi suất chủ yếu là doanh nghiệp.
Theo ông Phong, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã ban hành các quy trình, quy định nội bộ triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên, kết quả việc triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng vẫn còn hạn chế, chưa đạt theo kỳ vọng.
Không chỉ các doanh nghiệp khó tiếp cận chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, mà các ngân hàng thương mại cũng gặp khó vì các điều kiện ràng buộc khi triển khai.
Ông Phạm Quang Huy - Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cho biết, một trong những vướng mắc lớn gây khó khăn trong quá trình triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất là tiêu chí: Có khả năng phục hồi theo đánh giá của ngân hàng thương mại.

Kết quả thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất ở Bình Dương vẫn còn khiêm tốn. Ảnh minh họa: T.L
Theo ông Huy, quy định này khiến cho việc đánh giá nội bộ giữa các ngân hàng thương mại có sự khác biệt, nhất là với làm hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng.
Doanh nghiệp có thể được ngân hàng này xác định đáp ứng tiêu chí có khả năng phục hồi nhưng ngân hàng khác lại bảo không.
Lại có nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành nghề nên việc xác định mục đích sử dụng vốn hỗ trợ cũng rất khó.
Một đơn vị có chức năng sản xuất - gia công - thương mại thường khó tách bạch được chi phí cho từng mục đích cụ thể. Vì thế sẽ khiến cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn khi kiểm tra sau khi cho vay.
Trong khi, chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31 của Chính Phủ có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
"Vì thế, các ngân hàng thương mại rất thận trọng nhằm đảm bảo dòng tiền hỗ trợ được đến đúng đối tượng, đúng mục tiêu, an toàn và hiệu quả", ông Huy giải thích.
Theo Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31 của Chính Phủ là chương trình mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp.
Để hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi và phát triển sau đại dịch, UBND tỉnh đề nghị các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất.
Ông Dành đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, nắm bắt nhu cầu của khách hàng; chủ động xử lý khó khăn theo thẩm quyền để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Gói hỗ trợ lãi suất 2% tại Sacombank, đối tượng nào được hưởng?
06/10/2022 10:51Tiếp tục sửa đổi chính sách để đẩy nhanh gói hỗ trợ lãi suất 2%
19/09/2022 06:59Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải ‘cơn khát vốn’ cho doanh nghiệp
13/09/2022 12:28Đã điều chỉnh room tín dụng, Thống đốc "thúc" triển khai hỗ trợ lãi suất 2%
08/09/2022 07:26
Sân bay Tân Sơn Nhất tất bật đón hàng nghìn lượt khách đi/đến TP.HCM
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Những sân bay nào là điểm nóng dịp lễ 30/4-1/5?
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Chung cư một khu vực tại TP.HCM bất ngờ thu hút nhà đầu tư, vì sao?
Các tháng đầu năm, chung cư khu Tây TP.HCM đang nhận được mức độ quan tâm của nhà đầu tư khiến giá bán phân khúc này có dấu hiệu tăng nhiệt.
Phân bón Bình Điền: Bứt phá trong gian khó, hướng đến phát triển bền vững
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Chuyến xe hướng nghiệp: Tìm hiểu cơ hội di cư an toàn và học tập tại Đức
Dự án Chuyến xe Hướng nghiệp được khởi động ngày 26/4 tới, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam.
Ngành điện lên phương án phục vụ người dân phía Nam dịp lễ 30/4-1/5
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.