Dưới tác động của việc quỹ đất ngày càng hạn hẹp, vấn đề pháp lý khó khăn, các sản phẩm nhà liền thổ (biệt thự, nhà phố) đang liên tục thiết lập mặt bằng giá mới.
Báo cáo thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm của Cushman & Wakefield Vietnam, giá bán nhà liền thổ sơ cấp tại TP.HCM đã tăng lên đáng kể trong quý II/2024, đạt 19.146 USD/m2 (gần 500 triệu đồng/m2), tăng 17% so với quý trước và tăng 41% so với cùng kỳ năm trước.
Về nguồn cung, 2 quý đầu năm, có khoảng 131 căn nhà liền thổ được chào bán ra thị trường, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, một loại tài sản mới đã xuất hiện ở khu vực phía Nam với sự kết hợp giữa nhà phố thương mại và căn hộ trong một tòa nhà 5 tầng.
Lượng hấp thụ vẫn tương đối thấp do người mua tiếp tục thận trọng và quan sát xu hướng thị trường. Trong nửa đầu năm 2024, có 173 căn nhà liền thổ đã giao dịch, giảm 59% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, dữ liệu của Savills Việt Nam, các sản phẩm nhà liền thổ đắt tiền có giá trên 30 tỷ chiếm đa số với hơn 77% nguồn cung sơ cấp. Hầu hết các sản phẩm cao cấp này nằm trong các khu đô thị và tập trung chủ yếu ở TP.Thủ Đức. Nguồn cung mới duy nhất đến từ đợt mở bán mới của dự án The Sholi Bình Tân với 10 căn nhà phố thương mại, giảm 75% theo quý và 97% theo năm.
Đáng chú ý, dữ liệu của DKRA Group, giá nhà liền thổ tại TP.HCM trong quý II/2024 đã chạm mức 750 tỷ/căn, thấp nhất 5,5 tỷ/căn. Như vậy, thị trường TP.HCM có xuất hiện sản phẩm có giá gần cả ngàn tỷ đồng, đây là mức giá kỉ lục của phân khúc này trong vòng nhiều năm gần đây.
Ông Troy Griffiths - Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam đánh giá, nguồn cung biệt thự, nhà phố vẫn còn hạn chế và nhu cầu được đáp ứng ở các tỉnh lân cận. Với quỹ đất khan hiếm và sự hỗ trợ từ cơ sở hạ tầng, giá nhà tại TP.HCM đã tăng gấp ba lần trên thị trường sơ cấp và gấp đôi trên thị trường thứ cấp trong vòng 5 năm qua. Giá bán tăng đã đẩy những người mua nhà với mục đích ở thực sang các tỉnh lân cận để có nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn.
Dự kiến đến năm 2026, TP.HCM sẽ không còn các sản phẩm thấp tầng có giá dưới 5 tỷ và chỉ có 10% nguồn cung sơ cấp có giá dưới 10 tỷ. Trong khi đó, các sản phẩm với mức giá này lại chiếm đến 85% nguồn cung ở các địa phương lân cận.
Bà Trang Bùi - Tổng Giám đốc, Cushman & Wakefield Vietnam cho biết TP.HCM theo đuổi chiến lược mở rộng đô thị vào các khu vực ít dân cư hơn. Trong 3 năm tới, nguồn cung dự kiến đạt 9.600 căn, hầu hết các dự án sắp triển khai sẽ nằm cách trung tâm thành phố từ 5 đến 25km.
Tham khảo thêm
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.