Thứ năm, 21/11/2024

Điều gì khiến nhà đầu tư ngoại e dè thị trường bất động sản Trung Quốc?

05/08/2024 4:17 PM (GMT+7)

Cuộc khủng hoảng chưa có hồi kết trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đã làm nhiều nhà đầu tư quốc tế e ngại, trong đó có các công ty Mỹ. Thị trường bất động sản suy thoái cũng làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục chờ đợi thay vì rót tiền vào thị trường bất động sản thương mại Trung Quốc do thị trường này đang chịu nhiều khó khăn, theo một bài viết hôm nay 5/8 của báo Nikkei Asia Nhật Bản.

Trong bài này, bà Christine Li, trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại công ty tư vấn bất động sản Knight Frank (Anh quốc), cho rằng các nhà đầu tư đang tỏ ra lo ngại, đặc biệt là các nhà đầu tư bất động sản từ Mỹ. 

Câu hỏi đặt ra là năm đến bảy năm tới nhà đầu tư có thể tìm được bên khác mua lại dự án để rời khỏi thị trường Trung Quốc hay không; và đây vẫn là một dấu hỏi lớn, theo bà Li.

Điều gì khiến nhà đầu tư ngoại e dè thị trường bất động sản Trung Quốc? - Ảnh 1.

Christine Li, trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, công ty Knight Frank. Nguồn: Knight Frank

Dữ liệu từ công ty nghiên cứu đầu tư quốc tế Morgan Stanley Capital International (MSCI) cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1-6/2024, giá trị các giao dịch xuyên biên giới vào bất động sản thương mại của Trung Quốc -- bao gồm văn phòng, cửa hàng, khách sạn, bất động sản công nghiệp và căn hộ -- giảm 13% so với cùng kỳ năm trước xuống 3,3 tỷ USD.

Trong 2 quý đầu năm nay, các nhà đầu tư Singapore vẫn chiếm hàng đầu (trong số nước ngoài) trong lĩnh vực bất động sản thương mại của Trung Quốc với các giao dịch trị giá khoảng 6,9 tỷ nhân dân tệ (1 tỷ USD). Các nhà đầu tư Mỹ chỉ đổ 600 triệu nhân dân tệ vào thị trường này từ tháng 1-6/2024.

Vốn từ Singapore trong nửa đầu năm 2024 tăng 80% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng chỉ hơn 1/3 mức đỉnh của nửa cuối năm 2019, khi đảo quốc Đông Nam Á đổ đến 22 tỷ nhân dân tệ vào thị trường đại lục. Sự sụt giảm này phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của nhà đầu tư ngay cả những người lạc quan lâu năm về Trung Quốc.

Thị trường bất động sản Trung Quốc gặp khó khăn kể từ khi chính phủ đưa ra các chính sách hạn chế hoạt động vay nợ của các nhà phát triển bất động sản vào năm 2020, Nikkei Asia cho biết.

Tại đại lục, Evergrande từng là tập đoàn bất động sản lớn nhất. Năm 2021, Evergrande bị vỡ nợ vì không thể thanh toán cho các chủ nợ trong nhiều năm. Sự sụp đổ của lĩnh vực bất động sản đã giáng một đòn mạnh vào niềm tin của các hộ gia đình Trung Quốc, là những người đã đặt cược vào đà tăng của giá bất động sản.

Điều gì khiến nhà đầu tư ngoại e dè thị trường bất động sản Trung Quốc? - Ảnh 3.

Một dự án bất động sản của tập đoàn Evergrande tại Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình của Bloomberg

Trong sáu tháng đầu năm 2024, tổng giá trị đầu tư bất động sản của Trung Quốc đã giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 525.300 tỷ nhân dân tệ.

Quỹ đầu tư quốc gia GIC của Singapore, một trong những tên tuổi lớn trên thị trường bất động sản Trung Quốc, từng cảnh báo rằng Trung Quốc đã đi đến hồi kết của mô hình tăng trưởng dựa vào bất động sản và phát triển bất động sản. 

Tập đoàn Keppel Corp. của Singapore, nơi được tập đoàn đầu tư Temasek Holdings của Chính phủ Singapore hỗ trợ vốn, cho biết Keppel Corp. đã phải cật lực trong quá trình giảm rủi ro cho danh mục đầu tư tại Trung Quốc trong vài năm gần đây.

Trả lời phỏng vấn qua điện thoại với Nikkei Asia ngày 1/8/2024, CEO của Keppel Corp. là Loh Chin Hua cho biết Keppel đã bán bớt quỹ đất tại Trung Quốc để thu về khoảng 3 tỷ đô-la Singapore (2,2 tỷ USD) trong vài năm qua, ghi nhận được "khoảng 1 tỷ USD lợi nhuận".


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.