Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam ở TP.Biên Hòa chuyên sản xuất đế bảng mạch in điện tử. Tại thời điểm thành lập năm 1995, công ty đã trang bị máy móc hiện đại và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Tuy nhiên, sự phát triển vũ bão của công nghệ, cùng với sự gia tăng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng làm cho việc bắt kịp xu hướng là không dễ dàng.
Ông Hồ Quang Nam - Phó Tổng giám đốc công ty cho biết, từ đầu năm 2023, công ty đầu tư cho chuyển đổi công nghệ, đặc biệt là số hóa quy trình sản xuất với số vốn khoảng 20 triệu USD.
Theo đó, các hệ thống máy trong công ty được kết nối mạng và liên kết với số lô sản phẩm trên dây chuyền sản xuất thông qua đầu đọc barcode, mã mạch 2D và hệ thống sensor.
Trong quá trình sản xuất, thông tin về sản phẩm đang sản xuất trên dây chuyền được ghi nhận tự động thành log file. Sau đó server sẽ tự động phân tích các log file để thu thập toàn bộ điều kiện sản xuất của máy móc tương ứng với các sản phẩm, lưu trữ vào kho dữ liệu cùng các điều kiện sản xuất chính xác.
Công ty cũng đã trang bị phầm mềm khai thác kho dữ liệu này bằng các biểu đồ tương ứng với từng điều kiện kiểm soát. Khi phát hiện có bất kỳ lỗi nào trong quá trình sản xuất, hệ thống cho phép đưa ra tất cả thông tin máy móc cùng các thông số đã liên kết. Từ đó, công ty khoanh vùng phạm vi ảnh hưởng, dễ dàng điều tra nguyên nhân, cũng như đưa ra các hành động khắc phục, ngăn ngừa.
Với những kết quả bước đầu do số hóa mang lại, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi công nghệ, nhằm bắt kịp xu hướng công nghiệp 4.0 hiện nay. "Và cũng chỉ như thế, công ty mới có thể tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường sản phẩm công nghệ cao đầy khắc nghiệt hiện nay" ông Nam nói.
Nestlé Trị An (Đồng Nai) là 1 trong 6 nhà máy của Nestlé Việt Nam đang nỗ lực áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh. Ông Trương Hoàng Phương - Giám đốc nhà máy cho biết, nhà máy ưu tiên số hóa toàn bộ dữ liệu, từ đó áp dụng các công nghệ phù hợp.
Mỗi lĩnh vực sẽ được quản lý và thực hiện bởi trưởng nhóm, có trách nhiệm giám sát và báo cáo lên Ban Quản trị Chuyển đổi số của nhà máy. Tuy nhiên, ông Phương cũng cho biết, quá trình chuyển đổi số luôn đầy thách thức. Đặc biệt là yêu cầu thay đổi toàn bộ cách vận hành, tiếp cận khách hàng, và mô hình kinh doanh.
Điều này chưa từng có tiền lệ và đòi hỏi sự thay đổi cơ sở hạ tầng và quan trọng hơn là tư duy tiếp cận giải pháp mới. "Ngoài nỗ lực tự thân, nhà máy cũng cần thêm nhiều sự hỗ trợ từ các ngành chức năng để bắt kịp và hoàn thiện quá trình chuyển đổi số", ông Phương chia sẻ.
Theo Niên giám thống kê Đồng Nai, toàn tỉnh có hơn 23.000 doanh nghiệp. Trong đó, Đồng Nai có trên 10.000 doanh nghiệp công nghiệp. TS. Bùi Hồng Đăng, Trường ĐH Công Thương TP.HCM đánh giá, tiềm năng ứng dụng chuyển đổi số của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp là khá nhiều.
Định hướng chuyển đổi số của tỉnh cần tính đồng bộ, đảm bảo khả năng tích hợp liên ngành, liên vùng và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sử dụng. Theo đó, tỉnh cần ưu tiên cao nhất ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý công và dịch vụ công hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tập trung ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế, TS. Đăng gợi ý.
Theo ông Võ Hoàng Khai – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, từ góc độ quản lý nhà nước, số lượng và chất lượng nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh còn thấp.
Mức thu nhập của những người đang hoạt động chuyên trách về công nghệ thông tin tại các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh thấp, và chệnh lệch với lao động tại các doanh nghiệp nước ngoài.
Điều này dẫn đến công chức, viên chức không tâm huyết thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chưa nỗ lực nâng cao trình độ trong khi lĩnh vực công nghệ, chuyển đổi số liên tục thay đổi.
Việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Đồng Nai cũng còn nhiều thách thức. Quy mô của đa số doanh nghiệp Đồng Nai là vừa và nhỏ, thiếu vốn và trình độ công nghệ thấp.
"Và khi đa số các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu từ 2-3 thế hệ thì rõ ràng đây là rào cản lớn đối với chuyển đổi sang kinh tế số", ông Khai nói.
Theo lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của Đồng Nai.
Tỉnh sẽ có chính sách, cơ chế khuyến khích thúc đẩy việc áp dụng công nghệ số ở cả bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ; cũng như hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
"Các doanh nghiệp cũng cần chủ động tích hợp công nghệ số hóa, thúc đẩy phát triển những giải pháp sản xuất và kinh doanh dựa trên số hóa; tối ưu hóa mô hình kinh doanh, sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng thông minh", ông Khai đề nghị.
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.