Theo bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch Thiềng Liềng, hiện nay, ấp Thiềng Liềng không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của TP khi tham gia mô hình du lịch cộng đồng.
Cũng theo bà Tuyết, hiện điểm đến du lịch cộng đồng ở Thiềng Liềng có 16 hộ gia đình nông dân tham gia và có 16 dịch vụ phục vụ du khách, với các sản phẩm du lịch mang đặc trưng hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ và văn hóa của người dân vùng biển.
Cụ thể, các sản phẩm của mô hình du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng gồm có: Ẩm thực và thức uống vùng biển, không gian nghề muối, không gian hoài niệm, homestay, đờn ca tài tử...
Đặc biệt, tất cả các sản phẩm du lịch này do chính các hộ dân và cư dân đang sinh sống tại ấp đảo Thiềng Liềng tự tay nấu, chế biến với nguyên liệu có sẵn tại địa phương, như: Sâm giải nhiệt, bánh lọt, nước nha đam, nước uống từ hoa đậu biếc, trái si rô, kem dừa nước, muối thảo dược…
Ngoài ra, mô hình du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng còn có không gian hoài niệm, đờn ca tài tử, không gian tín ngưỡng mang tính đặc trưng vùng Đông Nam bộ.
"Từ khi ra mắt điểm đến du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng đến nay, lượng khách đến ấp Thiềng Liềng có hàng ngàn lượt, doanh thu đạt khá tốt", bà Tuyết cho biết.
Theo bà Tuyết, phát triển du lịch cộng đồng là một giải pháp làm kinh tế tập thể, không chỉ tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân tham gia mà còn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Mô hình du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương, nhờ sự chung tay đóng góp của cộng đồng từ hoạt động du lịch; góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương.
Đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh của xã Thạnh An, của huyện Cần Giờ đến với du khách trong và ngoài nước.
Theo bà Tuyết, để ngày càng hoàn thiện điểm đến du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng, Hợp tác xã nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch Thiềng Liềng sẽ tổ chức các bước tiếp theo giai đoạn 2 với sản phẩm du lịch mới, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và tiện ích phục vụ lợi ích công cộng, góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến TP.
Theo đó, sẽ khai thác du lịch kết hợp bảo tồn văn hóa, giới thiệu các tập quán, hoạt động sinh kế, như: Nghề muối, nuôi trồng đánh bắt và chế biến thủy sản... đến với du khách.
Đồng thời, đa dạng hóa chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch gắn với điểm đến hộ gia đình phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan, trải nghiệm, học tập và mua sắm của du khách khi đến ấp Thiềng Liềng.
Cụ thể, tổ chức thực hiện phát triển hạ tầng phục vụ khách du lịch; xây dựng các điểm đến mới; tổ chức truyền thông quảng bá điểm đến.
Năm 2023, mô hình du lịch cộng đồng ở ấp Thiềng Liềng đạt giải Nhì tại Hội thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông" lần IV, do Hội Nông dân TP.HCM tổ chức.
Chợ Tân Chánh Hiệp (quận 12, TP.HCM) là chợ truyền thống được thành phố chọn triển khai mô hình “Chợ an toàn thực phẩm” với mục tiêu cạnh tranh các kênh bán lẻ hiện đại, đồng thời tạo niềm tin mua sắm nơi khách hàng.
Ngày đôi 9/9/2024 để tranh thủ săn sale, không ít chị em phụ nữ đã tranh thủ mua sắm đồ dùng cho bản thân và gia đình trong khi các sàn thương mại điện tử đang tung nhiều voucher giảm giá.
Hàng loạt thực phẩm Hoa Kỳ như thịt gà Tyson, thịt bò thượng hạng, các loại trái cây đặc trưng như táo Envy, Jazz, Fuji, nho, quả anh đào đến thực phẩm khô đa dạng như nước sốt, chocolate, lúa mì… đang được bán với giá hấp dẫn tại TP.HCM.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ họp với cùng các bộ, ngành có liên quan vào ngày 10/9/2024 để tìm cách tháo gỡ các vướng mắc liên quan bảng giá đất điều chỉnh tại TP.HCM.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 9/9 có văn bản gửi các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng về việc triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới trong năm nay đã không thành hiện thực vì mức giá 39 tỷ USD từ chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K bị bên muốn bán từ chối.