Tại họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Thông tin và Truyền thông chiều qua, 6/9, lãnh đạo Bộ cho biết việc chuẩn hóa thông tin thuê bao hiện đã xử lý được 19,6 triệu thuê bao. Trong số 19,6 triệu thuê bao này, 7,5 triệu thuê bao đã đến nhà mạng chuẩn hóa lại thông tin, còn lại khoảng 12,5 triệu thuê bao không chính chủ, đang bị khoá một chiều.
Nhưng dù thông tin thuê bao đã được chuẩn hoá,thì vẫn chưa hoàn toàn chính chủ. Bộ tiếp tục phối hợp với những đơn vị liên quan xử lý triệt để tình trạng SIM rác, giải quyết cuộc gọi, tin nhắn rác, lừa đảo...
Hiện nay, việc mua SIM rác vẫn dễ dàng. Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Phạm Đức Long, thống kê từ nhà mạng trong số 1,5 triệu SIM nhà mạng mới ra thị trường gần đây, khoảng 80% SIM phát hành qua kênh đại lý, 10% trực tiếp từ nhà mạng và 10% qua kênh chuỗi, như các hệ thống bán lẻ điện thoại lớn Thế Giới Di Động, FPT Shop...
Trong số này, kênh đại lý tạo ra SIM rác lớn nhất, do do đại lý thuê người đăng ký. SIM vẫn đầy đủ thông tin, có đầy đủ hình ảnh, căn cước công dân... nhưng người đăng ký lại không sử dụng.
Để hạn chế SIM rác, Bộ đã làm việc với các nhà mạng, để chấn chỉnh. Các nhà mạng cũng cam kết ngày 10/9 tới đây sẽ dừng toàn bộ đại lý bán SIM. Theo đó, nhà mạng sẽ phát hành SIM tại các chuỗi, hệ thống có đủ nhân lực. Cùng với đó, các nhà mạng sẽ phát triển những kênh của chính doanh nghiệp mình.
Với cam kết này, nếu nhà mạng nào vi phạm, Bộ sẽ xử lý phạt nghiêm theo Nghị định số 14 của Chính phủ, là đình chỉ doanh nghiệp phát triển thuê bao từ 3 - 12 tháng tùy theo mức độ vi phạm.
Còn cuộc gọi rác, tin nhắn rác, lãnh đạo Bộ cho rằng việc kiểm soát khó khăn, vì các đối tượng tinh vi, khó cho cơ quan quản lý. Còn nhà mạng muốn ngăn chặn sẽ phải đầu tư cơ sở hạ tầng mới triển khai được.
Hiện các nhà mang đang triển khai tính năng Voice Brandname (cuộc gọi sẽ hiển thị thông tin tên) để khách hàng nhận biết các cuộc gọi rác.
Để hạn chế cuộc gọi rác sẽ buộc các cuộc gọi của doanh nghiệp đến người dân cũng phải có Voice Brandname được đăng ký.
Với tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo, các đối tượng đang lừa đảo bằng cách dựa vào cơ quan công quyền, công an, toà án, viện kiểm sát, ngân hàng để lừa khách. Bộ Thông tin Truyền thông sẽ làm việc với Bộ Công an, để định danh các cuộc gọi đến từ các cơ quan công quyền.
"SIM rác và cuộc gọi rác là 2 vấn đề không thể đánh đồng. Nhà mạng và Bộ TT&TT đang xử lý nhưng không thể xử lý đồng thời cả 2. Hết SIM rác, vẫn sẽ còn cuộc gọi rác", Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông, ông Phạm Đức Long chia sẻ.
Dự kiến các nhà mạng sẽ triển khai cuộc gọi định danh trong tháng 9 và 10/2023.
Cũng theo lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông, hiện nay 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và Vinaphone chiếm 85% thuê bao. Còn lại, khoảng 15% thuê bao phát triển mới của các nhà mạng nhỏ, chưa kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư, vì chưa đạt các tiêu chuẩn, yêu cầu kết nối của Bộ Công an.
Các nhà mạng nhỏ này hàng tháng phải gửi dữ liệu đến để đối soát với cơ sở dữ liệu dân cư, nếu không khớp thì các thuê bao này sẽ bị loại khỏi mạng. Như vậy, hiện nay, cơ bản các thuê bao mới phát triển của các nhà mạng phải đối soát 100% thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia, trong đó 85% là đối soát online, 15% là có độ trễ 1 tháng.
Chợ Tân Chánh Hiệp (quận 12, TP.HCM) là chợ truyền thống được thành phố chọn triển khai mô hình “Chợ an toàn thực phẩm” với mục tiêu cạnh tranh các kênh bán lẻ hiện đại, đồng thời tạo niềm tin mua sắm nơi khách hàng.
Ngày đôi 9/9/2024 để tranh thủ săn sale, không ít chị em phụ nữ đã tranh thủ mua sắm đồ dùng cho bản thân và gia đình trong khi các sàn thương mại điện tử đang tung nhiều voucher giảm giá.
Hàng loạt thực phẩm Hoa Kỳ như thịt gà Tyson, thịt bò thượng hạng, các loại trái cây đặc trưng như táo Envy, Jazz, Fuji, nho, quả anh đào đến thực phẩm khô đa dạng như nước sốt, chocolate, lúa mì… đang được bán với giá hấp dẫn tại TP.HCM.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ họp với cùng các bộ, ngành có liên quan vào ngày 10/9/2024 để tìm cách tháo gỡ các vướng mắc liên quan bảng giá đất điều chỉnh tại TP.HCM.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 9/9 có văn bản gửi các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng về việc triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới trong năm nay đã không thành hiện thực vì mức giá 39 tỷ USD từ chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K bị bên muốn bán từ chối.