Thứ tư, 18/09/2024

Giá rau tăng gấp đôi tại Hà Nội sau bão Yagi

11/09/2024 11:09 AM (GMT+7)

Các tiểu thương cho biết, giá rau xanh tăng từng ngày do những vựa rau cung cấp cho thị trường Hà Nội ở Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên... đều bị ảnh hưởng sau bão.

Giá rau xanh, đặc biệt là các loại rau ăn lá "leo" cao tại các chợ truyền thống Hà Nội sau ảnh hưởng của bão. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)

Sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, giá các mặt hàng thực phẩm như thịt, cá... tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều biến động.

Giá các mặt hàng rau, củ, quả ghi nhận mức tăng mạnh sau bão, đặc biệt đối với các loại rau ăn lá.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus trong sáng nay 11/9, tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội như chợ Nguyễn Công Trứ, chợ Nguyễn Cao, chợ Ngọc Hà, chợ Hôm Đức Viên... một số loại rau xanh, củ, quả, đặc biệt là rau ăn lá, rau gia vị vẫn tiếp tục "leo giá" từng ngày.

Cụ thể, rau muống tăng gấp đôi lên 30.000 đồng/mớ; rau ngót, rau dền có giá từ 15.000-20.000 đồng/mớ; rau mồng tơi 20.000 đồng/mớ; cải xanh từ 28.000-30.000 đồng/kg; rau ngải cứu từ 12.000-13.000 đồng/mớ; nhiều loại rau thơm tăng gấp đôi so với trước bão... Thậm chí, mớ rau được người mua đánh giá là ít hơn so với ngày thường.

Các tiểu thương cho biết, giá rau xanh tăng từng ngày do những vựa rau cung cấp cho thị trường Hà Nội ở Bắc Giang, Hà Nam, Hưng Yên... đều bị ảnh hưởng sau bão.

"Những đầu mối cung ứng rau xanh ở các vùng ngoại thành và các tỉnh ven Hà Nội đều bị ngập nên không có rau để bán. Thiếu hụt nhiều nhất là các loại rau ăn lá như rau muống, rau cải, xà lách...," bà Hiền, tiểu thương tại chợ Hôm Đức Viên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.

Giá các loại củ, quả như cà rốt, bí xanh, bí đỏ... cũng tăng thêm từ 5 - 15.000 đồng/kg, tùy loại: Cà rốt có giá 25.000 đồng/kg; khoai tây 20.000 đồng/kg; khoai lang dao động từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg; bầu 25.000 đồng/kg; bí xanh 25.000-30.000 đồng/kg...

Trong khi đó, giá một số mặt hàng thực phẩm khác như thịt lợn, thịt gà... không có nhiều biến động so với trước bão. Theo chia sẻ của một số tiểu thương, do nguồn cung ổn định (nhập hàng từ nhiều hộ chăn nuôi lợn, bò...) nên giá các loại thịt không tăng nhiều trong đợt mưa bão.

Giá thịt lợn dao động từ 180.000-250.000 đồng/kg (tùy loại); thịt bò có giá bán ở mức từ 310.000-360.000 đồng/kg (tùy loại); thịt gà ta từ 130.000-160.000 đồng/kg, (tùy loại)...

Một số loại thực phẩm khác cũng duy trì mức giá ổn định: cá chép dao động từ 60.000-70.000 đồng/kg, cá rô phi 45.000-55.000 đồng/kg, cá trắm 80.000 đồng/kg; cá mè giá từ 40.000-50.000 đồng/kg; cá lóc 70.000-80.000 đồng.kg; ốc mít 70.000 đồng/kg; trứng gà 35.000 đồng/10 quả...

Khảo sát tại một số hệ thống siêu thị tại Hà Nội, do có sự chuẩn bị nguồn cung từ các trang trại, doanh nghiệp thuộc hệ thống, cũng như sự kết nối từ các nguồn cung, các nhà cung cấp từ trước, nên nguồn rau xanh, thực phẩm, thịt cá không thiếu, giá cả vẫn ổn định.

Các hệ thống siêu thị đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho người dân. (Ảnh: Việt Anh/Vietnam+)

Tại các hệ thống WinMart, lượng khách tới siêu thị không quá đông, nhưng rau hết nhanh vì hàng chưa về nhiều.

Theo đại diện Central Retail Việt Nam, siêu thị GO!, Big C miền Bắc thuộc hệ thống đã chủ động làm việc với nhà cung cấp, tăng gấp đôi nguồn cung ứng hàng hóa rau củ quả tươi sống (hàng thiết yếu), đảm bảo không xảy ra tình trạng khan hàng sốt giá.

Tại các Trung tâm Bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON khu vực phía bắc đã nâng lượng hàng dự trữ gấp 2-3 lần ngày thường (đặc biệt là với các mặt hàng đồ tươi sống) nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân cho các sản phẩm: Gạo, mỳ tôm các loại, rau, củ, quả các loại, Thịt, cá, đồ đông lạnh, sữa uống các loại.

Trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, Bộ Công Thương khuyến cáo người dân bình tĩnh, dự trữ nguồn nhu yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do cơn Bão số 3 gây ra.

"Bộ Công Thương đã có Công văn số 6813/BCT-TTTN gửi Sở Công Thương tại 35 tỉnh/thành phố để chuẩn bị, điều phối hàng hóa thiết yếu nói chung và mặt hàng xăng dầu nói riêng để kịp thời cung ứng, đảm bảo số lượng hàng hóa, lương thực, thực phẩm sẵn sàng huy động đưa ra thị trường phục vụ nhân dân," ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cung cấp thông tin.

Theo Vietnam+

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bổ sung dự toán chi năm 2024 của Bộ Y tế để tiêm chủng mở rộng

Bổ sung dự toán chi năm 2024 của Bộ Y tế để tiêm chủng mở rộng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1000/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.

Metro số 1 đã kết nối cầu các nhà ga

Metro số 1 đã kết nối cầu các nhà ga

Chủ đầu tư dự án metro số 1 cho biết, đã hoàn thành kết nối nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng tại nhà ga Thủ Đức, rút ngắn 45 ngày so với kế hoạch.

McDonald’s đang trầy trật tại Việt Nam

McDonald’s đang trầy trật tại Việt Nam

McDonald’s kinh doanh tại Việt Nam đến nay tròn 10 năm. Thay vì tổ chức sự kiện kỷ niệm một thập kỷ thì “ông lớn” thức ăn nhanh Mỹ phải nói lời chào tạm biệt cửa hàng đắc địa nhất ở TP.HCM.

Bamboo Airways lên kế hoạch nộp tiền thuế còn nợ theo từng giai đoạn

Bamboo Airways lên kế hoạch nộp tiền thuế còn nợ theo từng giai đoạn

Bamboo Airways - hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam khai thác máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner, đang lên kế hoạch để nộp tiền thuế còn nợ theo từng giai đoạn.

PTT Trần Hồng Hà cho ý kiến về các dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương

PTT Trần Hồng Hà cho ý kiến về các dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 423/TB-VPCP ngày 17/9/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư.

Các điểm du lịch miền Tây bước vào “cuộc đua” với TP.HCM

Các điểm du lịch miền Tây bước vào “cuộc đua” với TP.HCM

Nhiều điểm du lịch của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào “cuộc đua” với TP.HCM để tìm kiếm “điểm đến du lịch hấp dẫn” của khu vực.