Khảo sát của PV, sau thời gian dừng giãn cách xã hội, nhiều dự án bất động sản trên địa bàn đã xây dựng trở lại. Trong đó, các công trình trong giai đoạn hoàn thiện được triển khai rầm rộ hơn so với một số công trình đang xây dựng phần thô.
Theo chia sẻ của đơn vị nhà thầu, chủ đầu tư các dự án bất động sản, giá vật liệu xây dựng tăng cao đã tác động trực tiếp tới kế hoạch triển khai dự án. Một số dự án phải dừng lại để điều chỉnh, thỏa thuận giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Cá biệt, có dự án phải thi công cầm chừng, chờ diễn biến mới của giá vật liệu xây dựng.
Theo ông Lê Viết Hiếu - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho biết, tình hình giá vật liệu xây dựng là thép, nhôm, đồng tăng hơn 40% tính từ cuối năm 2020 đến thời điểm hiện tại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp xây lắp.
Để đối phó với việc này, Hòa Bình đã phải áp dụng một số biện pháp trong khả năng như chủ động làm việc với những nhà cung cấp lớn về điều kiện hợp đồng thanh toán, mua dự trữ trước theo kế hoạch thi công để giảm thiểu thiệt hại. Thậm chí, Hòa Bình đã đàm phán và nhiều chủ đầu tư cũng xác nhận việc tăng giá thép nên đã hiểu, đồng thời đáp trả tinh thần hợp tác với doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này để hỗ trợ.
Đồng quan điểm, ông Trần Quốc Dũng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho rằng, việc giá thép tăng nóng trong thời gian qua ảnh hưởng rất lớn đến ngành bất động sản. Đặc biệt là với dự án đang triển khai, chủ đầu tư đã xác định suất đầu tư, giá bán thì việc tăng giá này đã ảnh hưởng trực tiếp vào lợi nhuận kỳ vọng ban đầu của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) nhìn nhận, không chỉ các chủ đầu tư lớn mà ngay các nhà thầu xây dựng cũng đau đầu với bài toán vật liệu xây dựng tăng giá. Lực lượng nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ "vỡ trận."
"Hiện nhà thầu xây dựng đều vấp phải khó khăn mà không có cách tháo gỡ do các chủ đầu tư không phải vốn nhà nước đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định và không điều chỉnh ở thời điểm ký, trừ trường hợp bất khả kháng. Do đó, đơn giá xây lắp đang bị đội cao hơn hẳn so với dự toán ban đầu, ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư", ông Hiệp lý giải khó khăn.
Đánh giá về sự biến động giá bất động sản trong bối cảnh giá vật liệu xây dựng tăng cao, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng, việc tăng giá vật liệu xây dựng lên giá thành nhà ở. Bởi, công thức tính giá bán bao gồm tổng của ba yếu tố: Giá thành xây dựng; chi phí bán hàng và lợi nhuận kỳ vọng.
Trong đó, giá thành xây dựng bất động sản được cấu thành bởi hai tiêu chí là chi phí về đất và chi phí về xây dựng. Chi phí về đất thường chiếm 15% đối với nhà chung cư, 30% đối với nhà phố và 50% đối với nhà biệt thự. Chi phí xây dựng (vật liệu, nhân công, lắp đặt thiết bị...) thường chiếm khoảng 60% giá thành xây dựng của bất động sản.
"Trong chi phí xây dựng thì chi phí vật liệu lại chiếm khoảng 60%. Do đó, khi giá vật liệu xây dựng tăng thì giá bất động sản đương nhiên sẽ tăng theo", ông Châu nhận định.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB bất động sản Hà Nội cho rằng, thép và xi măng là yếu tố quyết định đến 40% việc cấu thành giá sản phẩm cho nên việc giá thép đang tăng lên chắc chắn rằng giá nhà ở cũng sẽ tăng. Thép và xi măng đóng vai trò quan trọng đối với việc cấu thành sản phẩm, nhất là khi dự án đang triển khai xây dựng phần móng và phần trụ của dự án.
"Khi giá thép tăng lên, buộc các doanh nghiệp đầu tư xây dựng phải có sự cân đối về mức giá chào bán ra thị trường vì khi giá đầu vào tăng cao thì giá bán ra cũng phải tăng lên để cân đối lợi nhuận cho doanh nghiệp", ông Điệp nói.
Ở góc độ doanh nghiệp, một lãnh đạo công ty địa ốc chia sẻ, việc tăng giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xây dựng và bán hàng của dự án. Bởi, bảng giá bán nhà đưa lên hợp đồng từ năm 2020, nhưng khi giá vật liệu tăng, công ty buộc phải chấp nhận lợi nhuận giảm.
"Hiện tại, những căn nhà chưa bán, công ty xem xét điều chỉnh tăng giá lên để bù đắp vào chi phí vật liệu tăng thời gian qua", đại diện doanh nghiệp địa ốc trên chia sẻ.
Cục Hàng không yêu cầu triển khai các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để ra vi phạm.
Chủ Nhật ngày 22/12/2024, tuyến Metro số 1 tại TP.HCM vận hành thương mại chính thức. UBND thành phố đã đề nghị các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tập trung thực hiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị tốt cho công tác vận hành, khai thác tuyến Metro số 1.
Hàng loạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và OCOP được nông dân, doanh nghiệp mang đến Phiên chợ nông sản 2024 tại TP.HCM để giới thiệu với người tiêu dùng, tăng cường xúc tiến thương mại dịp Tết.
Đối tác công tư (PPP) là phương thức được đề xuất cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Liên Khương (Lâm Đồng).
Trong lễ hội Hoa - Kiểng Chợ Lách diễn ra từ ngày 8 đến 12/1/2025 ngay trước Tết Nguyên đán, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) sẽ xác lập kỷ lục tuyến đường hoa kiểng do cộng đồng tạo tác dài nhất Việt Nam với chiều dài 15 km.
Không phải là trench coat hay áo dệt kim, áo khoác lông cừu mới chính là món đồ được yêu thích trong mùa lạnh năm 2024.