Tại Diễn đàn Phát triển thị trường tài chính cá nhân tại Việt Nam với chủ đề: "Định hướng phát triển hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam" diễn ra ngày 4/8, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều thực trạng của thị trường tài chính cá nhân Việt Nam.
Tài chính cá nhân được hiểu là một thuật ngữ chỉ việc quản lí tiền của cá nhân, tiết kiệm và đầu tư; bao gồm việc lập ngân sách, sử dụng các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, thế chấp, đầu tư. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của người dân Việt Nam còn hạn chế.
TS.Lê Minh Nghĩa - Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đưa ra 5 sự thật về thị trường tài chính cá nhân tại Việt Nam. Bao gồm: Thứ nhất là vấn đề tài chính cá nhân đang là chủ đề nóng, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Tiếp theo đó, việc trình độ dân trí tài chính còn hạn chế và nhất là khả năng quản lý, hoạch định tài chính cá nhân còn khá khiêm tốn.
Bên cạnh đó, niềm tin của người dân đối với thị trường tài chính hiện nay đang bị tổn thương vẫn chưa được thực sự phục hồi. Trên thị trường xuất hiện các khoảng trống về pháp lý, các hành vi gian lận của các tổ chức, cá nhân phát hành chứng khoán, hành nghề tư vấn, môi giới các sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân bán chéo qua ngân hàng thương mại, niêm yết trên sàn chứng khoán...
Yếu tố thứ 4 là khoảng trống về mặt quản lý nhà nước, trên thị trường tài chính hiện nay xung quanh các hoạt động nâng cao dân trí tài chính và hoạch định tài chính cá nhân. Và cuối cùng, theo TS.Lê Minh Nghĩa là việc đã tồn tại những kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý tài chính cá nhân.
Theo các chuyên gia, hoạch định tài chính cá nhân là phương pháp quản trị tài chính cá nhân và là cách tiếp cận toàn diện nhất hiện nay.
TS.Nguyễn Thị Hiền - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đề cao vai trò của ngành hoạch định tài chính cá nhân là cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này sẽ người dân hiểu biết về kiến thức tài chính, hiểu thêm về các sản phẩm dịch vụ tài chính…
Dựa trên thực trạng hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam, TS.Nguyễn Thị Hiền đưa ra một số đề xuất để phát triển ngành hoạch định tài chính cá nhân thành như sau: Đẩy mạnh truyền thông về hoạch định tài chính cá nhân, giúp người dân hiểu rõ hoạch định tài chính cá nhân là gì và tầm quan trọng của hoạch định tài chính cá nhân trong đời sống.
VFCA cần phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo và hệ thống các trường đại học để thiết lập Hoạch định tài chính cá nhân thành một chuyên ngành chính thức, thuộc bộ môn Tài chính – Ngân hàng ở các trường cao đẳng, đại học.
Ngoài ra, thiết lập Hiệp hội hoặc Hội đồng tiêu chuẩn về hoạch định tài chính cá nhân để thiết lập tiêu chuẩn và quản lý, giám sát chất lượng cung ứng dịch vụ hoạch định tài chính cá nhân của các cá nhân và tổ chức có chứng chỉ hành nghề.
Trong khi đó, TS.Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết trong quản lý tài chính cá nhân hiện nay còn 1 số vấn đề đáng chú ý và cần hoàn thiện như sau:
Xuất hiện một số vấn đề mới phát sinh dẫn đến việc cần hoàn thiện hành lang pháp lý. Nhiều mô hình kinh doanh mới phát triển, đặt ra yêu cầu bổ sung mô hình, cơ chế, phương thức quản lý, giám sát tập đoàn tài chính, mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ, tài chính số.
Vấn đề tiếp theo là khả năng tiếp cận tài chính còn hạn chế. Qua đó, cần nâng cao vai trò, hiệu quả của thị trường tài chính và các định chế tài chính, phát triển nền tảng nhà đầu tư, hạ tầng tài chính...
Ngoài ra, vấn đề mới phát sinh nữa là rủi ro hệ thống tài chính, tội phạm tài chính gia tăng. Cần nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính-tiền tệ; bảo vệ người tiêu dùng tài chính; tăng cường giáo dục tài chính. Và cuối cùng, vấn đề công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, cần hoàn thiện thể chế, năng lực của các nhà đầu tư...
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.
Hai đai gia trên thi trường chứng khoán là FPTS và Pinetree bị phạt do vi phạm về công bố thông tin và nhân sự và cấp giao dịch ký quỹ với mã chứng khoán không được phép, lần lượt số tiền là 177,5 triệu và 190 triệu đồng.
Hôm nay 15/10, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ 2 chiều (bao gồm nghe và gọi) đối với các thuê bao còn sử dụng mạng 2G Only. Theo đó, hơn 770 nghìn thuê bao sẽ bị khóa.
UBND TP.HCM đề xuất giữ được lại toàn bộ số thu ngân sách vượt dự toán đối với phần thu chia sẻ giữa Trung ương và địa phương giai đoạn 2026-2030 để làm đường sắt đô thị.