Thứ hai, 25/11/2024

Tây Ninh: Giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư công gặp nhiều khó khăn

13/06/2022 4:45 PM (GMT+7)

Công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian qua gặp khá nhiều khó khăn. Nhiều dự án thu hồi, giải phóng mặt bằng không thể tniển khai phần lớn do người dân không đồng thuận về giá đền bù, thậm chí là khiếu nại kéo dài.

Đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công là công việc khó khăn, liên quan đến đời sống nhiều người dân. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều dự án bị chậm tiến độ.    

Không đồng tình cách tính giá bồi thường giải phóng mặt bằng

Năm 2018-2021, huyện Dương Minh Châu thực hiện 9 dự án đầu tư công, với tổng diện tích đất thu hồi gần 64ha. Tổng kinh phí chi cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gần 364 tỷ đồng.

Đa số người dân đồng thuận và đã bàn giao mặt bằng cho các dự án. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân khiếu nại, khiếu kiện kéo dài do chưa đồng thuận với loại đất thu hồi, và giá đất cụ thể áp dụng để bồi thường.

Nhà của một người dân tại thị trấn Tân Biên chưa thể bàn giao cho đơn vị thi công vì gia đình chưa có nơi tái định cư. Ảnh: Giang Hà

Nhà của một người dân tại thị trấn Tân Biên chưa thể bàn giao cho đơn vị thi công vì gia đình chưa có nơi tái định cư. Ảnh: Giang Hà

Dù các hộ đang khiếu nại đại chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhất là những dự án trọng điểm của tỉnh như dự án đường Đất Sét - Bến Củi, dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT782, ĐT784.

Từ năm 2018 đến nay, huyện Tân Biên có 17 dự án đầu tư công phải thu hồi đất với diện tích trên 693ha.

Dự án xây dựng bờ kè chống sạt lở suối Cần Đăng, đoạn chảy qua thị trấn Tân Biên được khởi công từ đầu năm 2022. Sau khi dự án hoàn thành, khu vực này sẽ biến thành khu công viên phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí và hoạt động ngoài trời cho người dân.

Để phục vụ cho việc thi công dự án, từ cuối năm 2021, UBND huyện Tân Biên đã chỉ đạo các ngành chức năng vận động, tạo sự đồng thuận cho các hộ dân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân thuộc phạm vi ảnh hưởng của dự án chưa đồng ý bàn giao mặt bằng.

Ông Lê Minh Tâm, ngụ thị trấn Tân Biên cho biết, số tiền đền bù mà gia đình ông nhận được khi bàn giao mặt bằng để thi công dự án là không nhiều nếu so với giá đất thị trường.

Theo ông Tâm, giá đất ở phù hợp để người dân xây dựng nhà ở khu vực này đều tăng gấp 2, 3 lần so với mức giá được bồi thường.

Để vừa đủ tiền mua đất, vừa xây được căn nhà thì người dân phải mua đất nông nghiệp ở những nơi rất xa, giao thông khó khăn, điều kiện phát triển kinh tế chưa có, khó ổn định cuộc sống.

"Khi thu hồi nhà và đất của người đân, các cơ quan chức năng nên tính đến mức chênh lệch với giá đất thị trường", ông Tâm đề nghị.

Ông Huỳnh Long Quý, cùng ngụ ở thị trấn Tân Biên cho biết, đất của ông là đất trồng cây lâu năm. Giá bồi thường chỉ 534.000 đồng/m2.

"Giá bồi thường này quá thấp, không đủ để mua lại đất khác để cất nhà", ông Quý nói.

Ông Nguyễn Ngọc Trỗi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Biên cho biết, giá bồi thường được tính bằng giá quy định trong bảng giá của tỉnh. Mức giá này sẽ nhân với hệ số điều chỉnh giá đất, cộng thêm 20% trượt giá.

Thế nhưng, nhiều hộ dân không đồng tình với cách tính giá bồi thường đang được áp dụng.

Dự án kênh thủy lợi đưa nước vượt sông Vàm Cỏ Đông thi công từ năm 20218 là một trong những dự án hoàn thành tốt công tác giải phóng mặt bằng. Ảnh: Trần Khánh

Dự án kênh thủy lợi đưa nước vượt sông Vàm Cỏ Đông thi công từ năm 20218 là một trong những dự án hoàn thành tốt công tác giải phóng mặt bằng. Ảnh: Trần Khánh

Theo báo cáo của UBND tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2018-2021, toàn tỉnh có 113 dự án công trình dự án có thu hồi đất. Tổng diện tích thu hồi đất trên 1.562ha.

Tổng kinh phí cho công tác giải phóng mặt bằng gần 2.000 tỷ đồng. Tổng số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất là 8.852 hộ dân.

Bên cạnh sự đồng thuận của da số người dân, các địa phương còn gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất.

Vẫn còn 30 trường hợp các hộ gia đình, cá nhân chưa chấp hành, không bàn giao đất theo quyết định thu hồi đất. Một số hộ dân còn thắc mắc khiếu nại kéo dài.

Ghi sai giá trị trong hợp đồng chuyển nhượng

Ngoài việc không đồng ý với giá bồi thường từng loại đất, nhiều người dân cũng không đồng ý phương án bồi thường đối với cây trồng và các công trình kiến trúc có trên đất. Nhất là khi có sự chênh lệch giữa những người nhận bồi thường trước và những người nhận bồi thường sau.

Hiện nay, thị trường giá đất thay đổi rất nhanh. Diễn biến của thị trường là khi có thông tin thực hiện dự án đầu tư thì khu vực đất xung quanh vùng dự án ngay lập tức biến động. Giá trị các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất tăng cao.

Trong khi đó, để tránh phải nộp mức thuế đúng và đủ, hầu hết người dân ghi trong hợp đồng chuyển nhượng giá trị bằng hoặc thấp hơn giá đất do UBND tỉnh ban hành.

Cầu K8 mới thuộc dự án đường Đất Sét - Bến Củi đã xây dựng xong nhưng chưa có mặt bằng thi công đường dẫn vào cầu. Ảnh: Thế Nhân

Cầu K8 mới thuộc dự án đường Đất Sét - Bến Củi đã xây dựng xong nhưng chưa có mặt bằng thi công đường dẫn vào cầu. Ảnh: Thế Nhân

Theo ông Nguyễn Ngọc Trỗi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Biên, trên địa bàn huyện không có trường hợp nào khai giá trị chuyển nhượng cao hơn giá đất do nhà nước ban hành.

Nếu xác định giá bồi thường theo giá trị hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng, chứng từ thì giá bồi thường sẽ thấp hơn rất nhiều giá trị thực tế. Thực tế này sẽ phát sinh nhiều trường hợp khiếu nại kiến nghị.

"Còn nếu xác định giá đất theo giá giao dịch thực tế thì không có cơ sở pháp lý vững chắc để trình Hội đồng thẩm định giá đất", ông Trỗi nói.

Để giải quyết vướng mắc này, theo ông Trỗi, ngành chức năng cần có giải pháp để người dân thực hiện việc ghi đúng giá trị trong hợp đồng chuyển nhượng, hạn chế tình trạng trốn thuế. 

Quan trọng hơn là nhà nước cần có các giải pháp quản lý thị trường giá nhà đất, không để xảy ra tình trạng đầu cơ đất, thổi giá đất. 

"Khi thị trường ổn định và minh bạch, các cơn bão giá sẽ không còn thổi qua các khu vực dự án, hạn chế tình trạng giá cả biến động chỉ sau 1 thời gian ngắn, gây thiệt hại cho người dân và nhà nước", ông Trỗi nói.

Một dự án giải phóng mặt bằng để mở rộng đường giao thông nông thôn ở Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Một dự án giải phóng mặt bằng để mở rộng đường giao thông nông thôn ở Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Theo ông Nguyễn Thành Tâm - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh, việc định giá đất thì phải theo cơ chế thị trường và theo đúng mục đích sử dụng đất. Hiện nay có tình trạng ngành chức năng quản lý không được nên mới phát sinh việc giá đất nông nghiệp bị thao túng, đẩy lên thành giá đất ở.

Ông Tâm đề nghị cần tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai, tập trung vào những nơi có các dự án, hoặc những nơi chuẩn bị triển khai dự án theo kế hoạch đầu tư công.

Một việc quan trọng nữa là Tây Ninh phải sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý đất đai. Nếu làm nhanh và công khai minh bạch thông tin dữ liệu đến từng thửa đất thì sẽ không có tình trạng "cò đất" thao túng giá đất.

"Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý đất đai; tạo điều kiện cho người dân sử dụng đất đúng mục đích. Công tác bồi thường cho người dân bị thu hồi đất cũng đảm bảo thuận lợi, công bằng và minh bạch", ông Tâm chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Một số đường bay "vàng" dịp Tết đang cháy vé máy bay giá rẻ

Một số đường bay "vàng" dịp Tết đang cháy vé máy bay giá rẻ

Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.

Săn hàng khuyến mãi Black Friday sớm, giảm giá tới 80%

Săn hàng khuyến mãi Black Friday sớm, giảm giá tới 80%

Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.