Trong khuôn khổ chuỗi hội chợ-triển lãm quốc tế Da và Giày lần thứ 23-Việt Nam (SHOES & LEETHER-VIETNAM), kết hợp hội chợ-triển lãm quốc tế sản phẩm, thành phẩm Da và Giày-Việt Nam (IFLE-VIETNAM) diễn ra từ ngày 12-14/7/2023, tại quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Thương vụ Italy tại Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất thiết bị và công nghệ cho ngành da giày Italy (ASSOMAC) tổ chức, giới thiệu khu vực trưng bày của cộng đồng doanh nghiệp ngành da giày đến từ Italy.
Tại khu vực này, bên cạnh trưng bày đa dạng sản phẩm, công nghệ tiên tiến ngành da giày, cộng đồng doanh nghiệp Italy còn tăng cường hoạt động kết nối giao thương với doanh nghiệp các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia chuỗi hội chợ-triển lãm, nhất là đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động ở Việt Nam.
Trong số đó, có thể kể đến những doanh nghiệp hàng đầu của Italy thuộc lĩnh vực sản xuất và cung cấp những loại máy móc, thiết bị, công nghệ của ngành giày, da và thuộc da...
Đến với khu vực trưng bày của cộng đồng doanh nghiệp ngành da giày đến từ Italy, khách tham quan, người mua hàng, doanh nghiệp... có thể tiếp cận đa dạng sản phẩm trong ngành da và giày. Điển hình, những sản phẩm tiêu biểu là máy cắt, máy ép, máy dập, buồng phun, bồn trộn, dây chuyền xử lý, thiết bị điều khiển... và hóa chất chuyên dụng.
Ông Agostino Apolito, Giám đốc điều hành Hiệp hội ASSOMAC chia sẻ, Việt Nam vẫn luôn là một trong những nước sản xuất da giày lớn trên thế giới và hiện nay đang hướng đến xu hướng mới trên thị trường toàn cầu như số hóa, phát triển bền vững...
Đây là những yếu tố then chốt trong việc tăng cường các mối quan hệ giữa công đồng doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam trên thị trường thế giới, cũng như nhà cung cấp công nghệ, đơn vị sản xuất từ Italy.
Từ nhiều năm nay, doanh nghiệp sản xuất máy móc của Italy đặt con người (người vận hành) ở vị trí trung tâm, nên công nghệ Italy hướng đến mục tiêu không ngừng cải tiến, tạo ra sản phẩm xanh, sạch, bền vững... nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển và lợi ích của doanh nghiệp. Theo đó, đào tạo con người và nâng cao kiến thức chuyên ngành của nguồn nhân lực, cùng với hợp tác về mặt công nghệ là hai mảng chính mà doanh nghiệp Italy và Việt Nam có thể hợp tác trong thời gian tới.
Cùng quan điểm, ông Cristiano Paccagnella, Phó chủ tịch Hiệp hội ASSOMAC cho biết thêm, Italy cung cấp đa dạng công nghệ hàng đầu trong ngành da giày, túi xách và thuộc da; xuất khẩu những công nghệ này sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Do đó, Hiệp hội ASSOMAC mong muốn giới thiệu công nghệ tốt nhất của Italy đến thị trường và doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam trong ngành da giày.
ASSOMAC là một hiệp hội gồm các doanh nghiệp sản xuất máy móc, công nghệ trong ngành da giày, túi xách và thuộc da.
Về quan hệ hợp tác với Việt Nam, Hiệp hội ASSOMAC luôn ưu tiên mối quan hệ với những trung tâm công nghệ, hiệp hội cùng ngành nghề... Điều này nhằm tìm hiểu những mô hình phù hợp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các bên, nhất là kết nối cộng đồng doanh nghiệp Italy và Việt Nam, cũng như với doanh nghiệp toàn cầu.
Trong suốt 50 năm qua, đặc biệt là từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (ngày 21/1/2013), quan hệ giữa Italy và Việt Nam đã phát triển tích cực, toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu trên tất cả lĩnh vực về hợp tác song phương cũng như đa phương. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN và Italy là đối tác EU lớn thứ 4 của Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Fabio De Cillis, Tham tán Thương mại Thương vụ Italy tại Việt Nam đánh giá, năm 2023 là năm rất quan trọng bởi là thời điểm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước, nên Italy không ngừng nỗ lực tận dụng cơ hội này một cách tốt nhất để tạo dấu ấn cho hoạt động giữa hai bên.
Chuỗi hội chợ-triển lãm lần này là một sự kiện lớn trong năm nay, trước đó Thương vụ Italy tại Việt Nam đã tổ chức một vài sự kiện xúc tiến thương mại-công nghiệp tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Trong những tháng cuối năm 2023, Thương vụ Italy tại Việt Nam dự kiến triển khai một số hoạt động như tổ chức cho doanh nghiệp Italy tham gia Triển lãm và Hội thảo Quốc tế về Công nghệ xử lý, Chế biến và đóng gói bao bì (ProPak Vietnam); Triển lãm quốc tế về ngành Công nghiệp máy Chế biến gỗ (VietnamWood). Đồng thời, khuyến khích, thúc đẩy đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội chợ, triển lãm diễn ra tại Italy.
Đặc biệt, vào khoảng tháng 11/2023, Tổng lãnh sự Italy và Thương vụ Italy tại Việt Nam sẽ cùng hợp tác tổ chức Tuần lễ Ẩm thực Italy để đưa nhiều hơn sản phẩm từ đất nước này tới thị trường Việt Nam, góp phần tăng cường trao đổi thương mại giữa hai bên.
Đối với ngành da giày, Việt Nam đang có cơ hội lớn trong tăng cường quan hệ thương mại với Italy nói riêng và thị trường EU nói chung. Một số kết quả nghiên cứu khảo sát thị trường của đơn vị xúc tiến thương mại-công nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cho thấy, sản xuất và xuất khẩu da giày của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn năm 2022-2031.
Cụ thể, theo Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam (LEFASO), ngành da giày Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 27 tỷ USD năm 2023, tăng khoảng 10% so với năm ngoái.
Mặc dù, tình hình kinh tế toàn cầu và trong nước được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với nền tảng vĩ mô ổn định và đà phục hồi kinh tế ấn tượng của năm 2022, cùng một số tín hiệu mới vẫn là những điểm sáng kỳ vọng cho sự phục hồi của ngành da giày Việt Nam.
Gam màu nâu cacao là một lựa chọn hoàn hảo cho chị em yêu thích vẻ ngọt ngào, thanh lịch, dễ dàng phù hợp với nhiều bản phối khác nhau tạo nên phong cách ấn tượng cho phái đẹp.
Du khách nước ngoài thích thú khi được hòa mình vào không gian rực rỡ cờ, hoa, băng rôn, áp phích, tiểu cảnh kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô.
Bắt đầu từ tháng 1/2026, dự kiến giá Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào sẽ thấp hơn so với giá hiện nay vì lượng mua sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đây là điều bình thường trong thương mại.
Báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2024 của Savills Việt Nam đã cung cấp một số diễn biến đang chú ý của phân khúc nhà phố/biệt thự tại TP.HCM sau nhiều quý ghi nhận tình hình hoạt động trầm lắng.
Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới mở rộng đầu tư tại khắp các tỉnh, thành đã góp phần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh.
Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân đã chỉ ra hiện tượng một số người tham gia đấu giá đất chủ yếu là giới đầu cơ, thao túng bằng cách đẩy giá cao và bán lại ngay để thu lợi, tạo mặt bằng giá ảo đối với các khu vực xung quanh.