Cây thốt nốt được trồng nhiều tại vùng Bảy Núi thuộc 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Nơi đây là vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống nên việc khai thác nước để nấu đường, hái trái bán làm nước giải khát giúp bà con có thêm thu nhập đáng kể.
Người dân nơi đây thường nói vui rằng đây là nghề “Ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời” mọi công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất gian nan và cực khổ.
Để lấy được nước thốt nốt, người ta sử dụng can nhựa buộc phía dưới nhụy hoa, dắt bên hông con dao sắt, leo lên những cây thốt nốt có bông sau đó khoét lỗ nhỏ để nước thốt nốt từ từ chảy vào can.
Thường thì những cây thốt nốt này được trồng từ 10-15 năm trở lên. Khi ấy, thân cây rất cao, hứng từng giọt mật đã khó, vận chuyển xuống còn khó hơn, do đó trên thân cây được gắn những cành tre để mọi người dễ dàng leo trèo.
Thang trèo cây thốt nốt là loại tre già, chừa lại các mấu để làm bậc. Việc leo lấy nước thốt nốt đòi hỏi kinh nghiệm, dù nhiều người đã quen nghề, nhưng đôi lúc không tránh khỏi nguy hiểm…
Mùa khai thác và luyện đường thốt nốt kéo dài khoảng 6 tháng, bắt đầu từ tháng 11 âm lịch cho đến mùa mưa năm sau.
Ngay từ sáng sớm, những người hái thốt nốt trèo lên những ngọn cây dùng dao chặt phần ngọn của bông thốt nốt. Sau đó dùng can nhựa hứng nước chảy ra. Căn thời gian cho nước tích đầy can nhựa rồi quay lại lấy mang về lò nấu luyện đường thốt nốt.
Cây thốt nốt nào to khỏe thì cho ra chất lượng đường tốt.
Do không thể bảo quản qua ngày, khi vừa lấy được từ trên cây xuống, nước thốt nốt phải được nhanh chóng đem nấu để giữ lại hương vị ngon nhất.
Sau khi mang đường thốt nốt về người ta sẽ lọc sạch gỗ sến, phấn hoa,…Nước này có thể đóng chai cho vào tủ lạnh uống, phần còn lại người ta cho vào nồi và bắt lên bếp nấu thành đường thốt nốt.
Chứng kiến cảnh luyện đường thốt nốt mới thấy sự công phu của người dân ở đây. Toàn bộ các công đoạn đều được làm thủ công. Nước thốt nốt được cho vào nồi lớn để nấu.
Trong quá trình nấu, phải dùng đũa lớn làm bằng tre khuấy đều liên tục trong nồi. Nước thốt nốt được nấu khoảng 4 tiếng đồng hồ. Sau khi cô đặc đạt yêu cầu, nhắc ra khỏi lò, khuấy liên tục cho đến khi nguội dần lại thành màu vàng tươi đặc trưng của đường thốt nốt thì đóng vào hộp nhựa.
Theo người dân tại vùng Bảy Núi, khoảng 30 lít nước thốt nốt nấu cho ra 5 - 6 kg đường. Hiện giá đường thốt nốt bán giá từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, còn đối với những quán ven đường, nước thốt nốt và cơm thốt nốt được bán giá 15.000 đồng/ly, còn trái thốt nốt giá 5.000 - 6.000 đồng/trái.
Dọc hai bên đường ở Tri Tôn, có nhiều hàng quán bày bán các sản phẩm đặc sản của thốt nốt
Vị ngọt thanh của thốt nốt và mùi thơm nồng đã làm nên đặc sản của vùng Bảy Núi nói riêng, An Giang nói chung. Đây sẽ là món quà không thể thiếu khi đến khám phá vùng đất Thất Sơn huyền bí này.
Theo Tạp chí Du lịch TP.HCM
Nhu cầu mua vé máy bay về quê đón Tết của người dân liên tục tăng khiến một số đường bay "vàng" từ TP.HCM đi các địa phương đang khan hiếm vé giá rẻ.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.