Thứ năm, 02/05/2024

Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ mua lại Credit Suisse với giá hơn 3,2 tỷ USD

20/03/2023 1:11 PM (GMT+7)

UBS - Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ, đã đồng ý chi 3 tỷ francs Thuỵ Sĩ, tương đương 3,25 tỷ USD mua Credit Suisse. Credit Suisse là ngân hàng lớn thứ hai của của quốc gia này.

Đây là thỏa thuận ngân hàng lớn nhất trong nhiều năm qua, được các nhà quản lý Thụy Sĩ thúc đẩy, với mong muốn ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng về niềm tin vào hệ thống ngân hàng toàn cầu, theo Wall Street Journal. Đài CNN gọi đây là "thỏa thuận giải cứu khẩn cấp".

Thỏa thuận này cũng là vụ siêu sáp nhập đầu tiên của các ngân hàng toàn cầu quan trọng về mặt hệ thống kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ mua lại Credit Suisse với giá hơn 3,2 tỷ USD - Ảnh 1.

Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ này sẽ chấm dứt 167 năm hoạt động độc lập của mình sau "giải cứu" của UBS. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, UBS sẽ chi trả 3 tỷ francs Thuỵ Sĩ (tương đương 3,23 tỷ USD) để mua lại ngân hàng 167 năm tuổi Credit Suisse. Theo đó, các cổ đông của Credit Suisse sẽ nhận được 1 cổ phiếu UBS cho mỗi 22,48 cổ phiếu Credit Suisse nắm giữ, tương đương với 0,76 franc Thụy Sĩ/cổ phiếu.

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB - Ngân hàng Trung ương) đã đồng ý cung cấp hạn mức thanh khoản 100 tỷ USD cho Credit Suisse như một phần của thỏa thuận. Chính phủ Thụy Sĩ cũng sẽ cung cấp hơn 9 tỷ USD để bù đắp một số tổn thất mà UBS có thể phải gánh chịu khi mua lại Credit Suisse.

Quyết định này được đưa ra sau khi chính quyền Thụy Sĩ sẵn sàng thay đổi luật, để bỏ qua một cuộc bỏ phiếu của cổ đông về giao dịch, khi các bên phải gấp rút hoàn tất thỏa thuận trước ngày 20/3 (giờ địa phương).

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cho biết việc UBS tiếp quản Credit Suisse này sẽ "đảm bảo sự ổn định tài chính và bảo vệ nền kinh tế Thụy Sĩ".

Ngay sau thông báo này, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và các ngân hàng trung ương lớn khác đã ra thông báo trấn an thị trường, vì tâm lý các nhà đầu tư có thể hoang mang khi vừa mới đây tại Mỹ đã xảy ra 2 vụ sụp đổ ngân hàng quy mô lớn.

Theo số liệu được UBS đưa ra, ngân hàng sau sáp nhập có tổng tài sản đầu tư là 5.000 tỷ USD. "Đây là một giải pháp thương mại và không phải là một cuộc giải cứu", Bộ trưởng Bộ Tài chính Thuỵ Sỹ Karin Keller-Sutter nói về sự hậu thuẫn của các cơ quan chức năng cho thương vụ UBS-Credit Suisse.

Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ mua lại Credit Suisse với giá hơn 3,2 tỷ USD - Ảnh 2.

Khủng hoảng Credit Suisse được cho là không kiểm soát được rủi ro và chậm thay đổi sau khủng hoảng tài chính 2008. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ra một tuyên bố, chung hoan nghênh thoả thuận UBS-Credit Suisse. 

"Vị thế vốn và thanh khoản của hệ thống ngân hàng Mỹ là mạnh và hệ thống tài chính Mỹ vững vàng. Chúng tôi giữ liên lạc chặt chẽ với các đối tác quốc tế để hỗ trợ các biện pháp của họ", tuyên bố viết.

Phiên giao dịch 15/3, cổ phiếu của Credit Suisse rớt thảm sau khi Ngân hàng Trung ương Saudi (SNB) - cổ đông lớn nhất của Credit Suisse - từ chối cung cấp thêm vốn cho nhà băng này, vì không muốn vi phạm quy định hạn chế tỷ lệ cổ phiếu đang sở hữu.

SNB hiện sở hữu 9,9% cổ phần của Credit Suisse trên mức trần 10%.

Credit Suisse từng có tổng tài sản hơn 1.000 tỷ USD, nhưng sau nhiều năm sụt giảm chỉ còn khoảng 580 tỷ USD. Con số này tương đương gần một nửa tổng giá trị tài sản của UBS.

Như vậy, ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ này sẽ chấm dứt 167 năm hoạt động độc lập của mình sau "giải cứu" của UBS.

Khủng hoảng tại Credit Suisse là đòn giáng mạnh với Thụy Sĩ - đất nước có 243 ngân hàng và 24 chi nhánh nhà băng quốc tế.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.