Trong chương trình hợp tác này, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ cùng Synopsys thành lập Viện nghiên cứu bán dẫn. Đây sẽ là nơi cung cấp các trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu và là trung tâm kết nối, phát triển hợp tác lĩnh vực bán dẫn với doanh nghiệp, viện, trường đại học trong và ngoài nước.
Trong chương trình hợp tác, Synopsys sẽ chia sẻ giáo trình đào tạo và cấp phép sử dụng các bộ công cụ, phần mềm thiết kế chip cho sinh viên của ĐH Quốc gia TP.HCM, giúp giải quyết thách thức về chương trình đào tạo và công cụ thực hành.
Synopsys cũng sẽ tiếp nhận sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM đến thực tập và giới thiệu cơ hội việc làm cho kỹ sư thiết kế vi mạch được đào tạo tại ĐH Quốc gia TP.HCM với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với việc hợp tác này sẽ giúp giải quyết thách thức về chỗ thực tập thực tế, cũng như cơ hội việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp.
Tập đoàn bán dẫn của Mỹ cũng sẽ hỗ trợ ĐH Quốc gia TP.HCM bồi dưỡng giảng viên trẻ lĩnh vực thiết kế vi mạch thông qua chương trình đào tạo ngắn hạn "Train-the-Trainer". Giảng viên của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ làm việc tại Synopsys trong thời gian 4 tháng để bồi dưỡng kiến thức thực tiễn.
Được biết, ĐH Quốc gia TP.HCM đã cử 3 giảng viên từ Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Công nghệ Thông tin tham gia khóa đầu tiên.
Đặc biệt, hai bên sẽ phối hợp phát triển Viện nghiên cứu bán dẫn ĐH Quốc gia TP.HCM (tên tiếng Anh: VNUHCM Semiconductor Research Institute – VSRI). Viện này dự kiến sẽ trở thành nơi cung cấp các trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu dùng chung cho các trường ĐH, các công ty khởi nghiệp và là trung tâm kết nối, phát triển hợp tác lĩnh vực bán dẫn giữa ĐH Quốc gia TP.HCM với doanh nghiệp, viện, trường ĐH trong và ngoài nước.
Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, khi Viện nghiên cứu bán dẫn được đưa vào sử dụng sẽ giúp giải quyết thách thức về phòng thí nghiệm thực hành, không chỉ trong phạm vi của ĐH Quốc gia TP.HCM mà cho các trường ĐH trong khu vực.
Ngoài những nội dung trên, Synopsys còn hỗ trợ kết nối để ĐH Quốc gia TP.HCM cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đối tác toàn cầu của Synopsys.
Thành lập năm 1986, Synopsys là công ty dẫn đầu toàn cầu về tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) và IP bán dẫn, đồng thời cung cấp các công cụ và dịch vụ kiểm tra bảo mật ứng dụng trong ngành. Synopsys chuyên về các giải pháp phần mềm thiết kế bán dẫn, IP và bảo mật phần mềm hàng đầu trong ngành.
Trong thiết kế vi mạch, IP là một lõi sở hữu trí tuệ bán dẫn, gọi tắt là lõi IP. Lõi IP có thể là một thiết kế cho một mạch, hay cho cả một chip tích hợp.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.