Thứ bảy, 16/11/2024

Ngành công thương hào hứng với thương mại điện tử, kinh tế số

16/11/2024 11:25 AM (GMT+7)

Thương mại điện tử và kinh tế số là trụ cột quan trọng trong định hướng phát triển ngành công thương tại Việt Nam giai đoạn đến năm 2030. Diễn đàn cho lĩnh vực này của Bộ Công Thương được kỳ vọng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa cho trụ cột này.

Theo Bộ Công Thương, Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ được Bộ tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.

Trong những năm qua, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số được xác định là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng tại Việt Nam.

Ngành công thương hào hứng với thương mại điện tử, kinh tế số- Ảnh 1.

Việt Nam nỗ lực đẩy nhanh quá trình số hóa, phát triển kinh tế số và thương mại điện tử. Ảnh minh họa

Theo báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 9 do Google, Temasek và công ty tư vấn toàn cầu có tên Bain & Company công bố ngày 12/11/2024, kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số trong năm nay với tổng quy mô lên tới 36 tỷ USD, và thương mại điện tử là động lực chính cho kết quả này. Đáng chú ý, Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến, đạt mức 14% tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR).

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 được tổ chức nhằm đánh giá, trao đổi về thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành công thương, đồng thời kết nối các đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số uy tín để đồng hành, theo Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương lấy chủ đề năm nay là “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”.

Sự kiện sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực: Phát triển thương mại điện tử; chuyển đổi số lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo; điện và năng lượng.

Báo cáo năm 2024 do Google, Temasek và Bain & Company mới công bố cho biết cách tiếp cận chủ động của Chính phủ Việt Nam trong chuyển đổi số, trong đó nhấn mạnh vào trí tuệ nhân tạo AI và công nghệ bán dẫn cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện các dịch vụ công, đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ số.

Ngành công thương hào hứng với thương mại điện tử, kinh tế số- Ảnh 3.

Quy mô nền kinh tế số Việt Nam qua các năm: 25 tỷ USD năm 2022, 31 tỷ USD năm 2023 và 36 tỷ USD năm 2024. Nguồn: Google, Temasek và Bain & Company

Ngoài ra, Việt Nam đang nhanh chóng tiến tới các hình thức không dùng tiền mặt, được thúc đẩy bởi các sáng kiến cộng đồng và giải pháp tài chính sáng tạo, theo 3 công ty hàng đầu này. Sự phát triển của ví điện tử cùng với việc áp dụng rộng rãi thanh toán bằng mã QR đã làm giảm đáng kể các giao dịch tiền mặt. 

Báo cáo trên cũng khẳng định: Các sáng kiến của Chính phủ Việt Nam đã tiêu chuẩn hóa hệ thống thanh toán và nâng cao khả năng tương tác, khuyến khích hơn nữa việc chuyển đổi khỏi tiền mặt.



Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu TNA bị hủy niêm yết trên HoSE

Cổ phiếu TNA bị hủy niêm yết trên HoSE

Cổ phiếu TNA của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (trụ sở tại TP.HCM) sẽ không còn niêm yết trên HoSE từ ngày 19/11/2024.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.

Số tiền trung bình mỗi lần chốt đơn thương mại điện tử

Số tiền trung bình mỗi lần chốt đơn thương mại điện tử

Nhóm khách hàng 29 - 44 tuổi ngày càng thích mua sắm online những sản phẩm cao cấp; trung bình họ mua 1 - 3 lần/tuần và mỗi lần lên tới 3 triệu đồng cho một lần mua qua sàn thương mại điện tử.

'Ông lớn' bất động sản công nghiệp muốn huy động hơn 1.000 tỷ đồng bằng trái phiếu

'Ông lớn' bất động sản công nghiệp muốn huy động hơn 1.000 tỷ đồng bằng trái phiếu

HĐQT của Becamex IDC, công ty hàng đầu Việt Nam về phát triển bất động sản công nghiệp, vừa thông qua kế hoạch huy động 1.080 tỷ đồng qua kênh trái phiếu nhằm tái cơ cấu nợ. Dự kiến, đợt phát hành sẽ thực hiện trong quý IV/2024.

Vì sao dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa không kịp theo kế hoạch?

Vì sao dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa không kịp theo kế hoạch?

Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (quận Tân Bình, TP.HCM) gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ lùi thời gian thông xe đến tháng 2/2025, không kịp vào cuối năm nay như kế hoạch, do vướng giải phóng mặt bằng.

Dự án đã đắp chiếu 14 năm sẽ tái khởi động vào năm 2026

Dự án đã đắp chiếu 14 năm sẽ tái khởi động vào năm 2026

Dự kiến vào năm 2026 sẽ khởi công lại dự án Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng (Nhà thi đấu TDTT Phan Đình Phùng) tại quận 3, TP.HCM.