Thứ sáu, 03/05/2024

Nghề đặc biệt "ôm cây, lặt lá mai" vào mùa tất bật, nhiều nông dân tranh thủ ăn ngủ với mai kiếm tiền tiêu Tết

26/01/2024 12:41 PM (GMT+7)

Ở các làng trồng cây mai vàng chưng Tết, nhiều người dân sống bằng nghề "ôm cây, lặt lá", những ngày giáp Tết phải ra đường sống tạm dưới căn lều để mưu sinh.

Nghề đặc biệt "ôm cây, lặt lá mai" vào mùa tất bật, nhiều nông dân tranh thủ ăn ngủ với mai kiếm tiền tiêu Tết- Ảnh 1.

Vùng đất thị xã An Nhơn, Bình Định có thổ nhưỡng và con người rất "đặc biệt". Nơi đây tạo ra sản phẩm mai vàng chưng Tết trứ danh Bình Định, nổi tiếng trên cả nước. Ở các làng trồng cây mai vàng, nhiều người dân sống bằng nghề "ôm cây, lặt lá", những ngày giáp Tết phải ra đường sống tạm dưới căn lều để mưu sinh.

Nghề đặc biệt "ôm cây, lặt lá mai" vào mùa tất bật, nhiều nông dân tranh thủ ăn ngủ với mai kiếm tiền tiêu Tết- Ảnh 2.

Cứ mỗi dịp vào vụ Tết, các nhà vườn trồng mai ở thủ phủ mai vàng miền Trung liên tục chiêu mộ người "ôm cây, lặt lá" với thù lao khoảng 180.000 đồng mỗi ngày. Công việc kiếm tiền Tết này đòi hỏi cẩn trọng, tỉ mỉ và rất dễ mỏi gối, đau lưng.

Nghề đặc biệt "ôm cây, lặt lá mai" vào mùa tất bật, nhiều nông dân tranh thủ ăn ngủ với mai kiếm tiền tiêu Tết- Ảnh 3.

Theo người dân địa phương, nghề lặt lá mai thuê thường chỉ kéo dài gần nửa tháng, nên cũng tranh thủ đi làm thêm để kiếm tiền lo sắm Tết. Chị Lê Thị Kim Toàn (33 tuổi) cho biết: "Đầu năm các chủ vườn thuê công làm cỏ, phân, thuốc, đến cuối năm thì vặt lá, trông coi hoa. Từ ngày ở quê trồng mai rộ, người dân có thêm việc làm, không phải đi làm thuê ở xa. Làm gần nhà thì tiện chăm sóc gia đình, con cái nên mệt mấy cũng cố gắng".

Nghề đặc biệt "ôm cây, lặt lá mai" vào mùa tất bật, nhiều nông dân tranh thủ ăn ngủ với mai kiếm tiền tiêu Tết- Ảnh 4.

Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định được xem là thủ phủ mai vàng của miền Trung, với hàng nghìn hộ dân. Mỗi dịp Tết đến xuân về, người trồng mai ở đây đều cung ứng một lượng lớn mai vàng ra thị trường."Công việc hằng ngày của chúng tôi là làm nông. Tuy nhiên, cứ đến mùa này chúng tôi đều nhận việc nhặt lá cho các chủ vườn mai. Mỗi ngày công được trả 180.000 đồng, đem lại một phần thu nhập để chị em lo cho gia đình dịp Tết sắp tới", chị Nguyễn Thị Hải (55 tuổi, ở phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn) chia sẻ.

Nghề đặc biệt "ôm cây, lặt lá mai" vào mùa tất bật, nhiều nông dân tranh thủ ăn ngủ với mai kiếm tiền tiêu Tết- Ảnh 5.

Gia đình anh Lê Đức Lâm (35 tuổi, trú thôn Háo Đức 1, xã Nhơn An) trồng hơn 2.500 cây mai, trong đó có 500 cây mai mini bonsai. Năm nay thời tiết thuận lợi để cây mai phát triển, búp nhiều. Tuy nhiên, thị trường mai vàng tháng cận Tết có phần ảm đạm hơn."Mai giáng long gia đình tôi xuất bán chủ yếu cho thương lái ở miền Bắc và miền Nam. Mai mini bonsai thì bán cho 'dân chơi' và khách lẻ. Nếu thời điểm này năm ngoái, thương lái đã đặt mua 2/3 lượng mai trong vườn thì đến nay chỉ mới được 1/3. Năm nay, giá mai cũng giảm hơn 30%", anh Lâm nói.

Nghề đặc biệt "ôm cây, lặt lá mai" vào mùa tất bật, nhiều nông dân tranh thủ ăn ngủ với mai kiếm tiền tiêu Tết- Ảnh 6.

Tại các vườn mai, từ chủ vườn đến người lao động đều tất bật với công việc tỉa lá, chăm chút từng bút bông, ngọn cành để đưa ra thị trường Tết. Bà Đặng Thị Kim Long (63 tuổi) nói, bà cùng một số lao động trong xã đến "thủ phủ" mai vàng nhặt lá thuê để kiếm thêm thu nhập. Giờ là bắt đầu vào mùa nhặt lá cho mai, chủ vườn chỉ thuê người làm khoảng nửa tháng, nên dù nắng hay mưa cũng tranh thủ đi làm, để kiếm thêm "đồng ra đồng vô", tiền công từ 180.000 - 200.000 đồng/ngày/người.

Nghề đặc biệt "ôm cây, lặt lá mai" vào mùa tất bật, nhiều nông dân tranh thủ ăn ngủ với mai kiếm tiền tiêu Tết- Ảnh 7.

Chỉ tầm 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thời điểm này cũng là lúc các chủ vườn cúc tại Bình Định, tất bật trong việc chăm sóc, trẩy nụ để kịp hoa bán Tết. Từ khoảng cuối tháng 11 âm lịch hằng năm, nhiều chủ vườn trồng cúc tại thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn (Bình Định) tất bật vào vụ, "trẩy" nụ cho hoa. Nhiều loại cúc hứa hẹn được bán ra thị trường hoa Tết tại Bình Định năm nay như: Đại đóa, mâm xôi, đồng tiền.

Nghề đặc biệt "ôm cây, lặt lá mai" vào mùa tất bật, nhiều nông dân tranh thủ ăn ngủ với mai kiếm tiền tiêu Tết- Ảnh 8.

Thời điểm này, người trồng hoa Tết ở Bình Định lại bước vào cao điểm, phải theo dõi sát sao cây trồng, tỉ mỉ chăm sóc, để hoa có thể bung nở đúng dịp Tết.Tại làng hoa cúc ngay bên cầu Hà Thanh, thuộc phường Đống Đa (TP. Quy Nhơn, Bình Định) các chủ vườn đang vào vụ chăm sóc.Các nhà vườn cho biết, từ lúc xuống giống đến khi có một chậu hoa thành phẩm phải mất 5-6 tháng chăm sóc.

Nghề đặc biệt "ôm cây, lặt lá mai" vào mùa tất bật, nhiều nông dân tranh thủ ăn ngủ với mai kiếm tiền tiêu Tết- Ảnh 9.

Thời điểm này được xem giai đoạn quyết định nên hầu hết các chủ vườn đều bận rộn, ngoài các lao động trong nhà, các chủ vườn cũng thuê thêm người làm để kịp chăm sóc, để có hoa kịp xuất bán Tết.Ngoài các lao động trong nhà, các chủ vườn còn thuê thêm người làm để kịp chăm sóc, để có hoa kịp xuất bán Tết.

Nghề đặc biệt "ôm cây, lặt lá mai" vào mùa tất bật, nhiều nông dân tranh thủ ăn ngủ với mai kiếm tiền tiêu Tết- Ảnh 10.

Theo chủ vườn Ngô Thiện (38 tuổi, trú phường Đống Đa, TP.Quy Nhơn), năm nay, vườn nhà anh dự kiến sẽ cho ra thị trường Tết khoảng 1.000 chậu hoa cúc. "Năm ngoái, thời tiết lạnh kèm mưa nên hoa nở không đều, giá cúc bán ra thị trường khá thấp. Năm nay thời tiết ôn hòa, nụ ra đều nên hoa năm nay có lẽ sẽ có giá cao hơn. Cúc vườn tôi chủ yếu bán cho khách trong tỉnh, hy vọng từ giờ đến Tết trời thương, không có mưa bão để bà con trồng hoa đỡ vất vả", anh Thiện nói.

Nghề đặc biệt "ôm cây, lặt lá mai" vào mùa tất bật, nhiều nông dân tranh thủ ăn ngủ với mai kiếm tiền tiêu Tết- Ảnh 11.

Nghề trồng loài hoa Tết, tốn nhiều công sức. Lúc này, hoa đang vào giai đoạn quyết định nên hầu hết các chủ vườn đều bận rộn trong việc "trẩy" nụ nách lá, để hoa chính được phát triển một cách tốt nhất.Tại nhiều vườn cúc có đông đảo lao động đang lặt nụ, cắm cọc tre, phun thuốc để kịp cho ra thị trường, những chậu hoa Tết bắt mắt. Công việc chăm sóc hoa Tết đang rất khẩn trương, do đó nhiều lao động tại Bình Định tranh thủ, nhận việc để kiếm thêm thu nhập, đón Tết ấm no, sung túc.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa quyết định thu hồi dự án nhà thi đấu thể thao Phan Đình Phùng từ Phát Đạt để chuyển sang hình thức đầu tư công do công ty này chưa thể triển khai thi công.

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Sắp tới, thị trường ô tô sẽ thêm sôi động với sự góp mặt của BYD, "trùm" xe điện đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, BYD có thành công hay không khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước khi mở bán chính thức?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo vừa thành lập đặt mục tiêu đào tạo và phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030.

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Trung bình mỗi ngày, chuỗi nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng. Chuỗi này tiếp tục có kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc trong năm nay.

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Khu vực giáp ranh TP.HCM đang hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng, giao thông. Đây là trợ lực quan trọng giúp các doanh nghiệp dịch chuyển xu hướng đầu tư, phát triển sản phẩm nhà ở khu vực tiệm cận.