Quy định hiện nay, đối tượng được mua nhà xã hội phải là những người chưa sở hữu được nhà ở riêng; phải là cá nhân chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở tại khu vực sinh sống; là đối tượng có nhu nhập thấp; đối tượng thuộc dạng nghèo, cận nghèo...
Chị Nguyễn Thị Lan (30 tuổi, công nhân khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TP.HCM), chia sẻ mức lương cố định mỗi tháng của chị là 8 triệu đồng, nếu tăng ca là 10 triệu đồng. Chị Lan cho biết mình là mẹ đơn thân, bởi vậy số tiền lương mỗi tháng sẽ được chi trả phần lớn cho chi phí thuê trọ, tiền học, ăn uống, sinh hoạt của mình và con gái. Có nhiều tháng, mẹ con chị còn phải chật vật xoay sở để cố gắng không phải đi vay mượn.
Trường hợp của chị Lan là đáp ứng được yêu cầu về đối tượng được mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, người này cho biết với thu nhập dưới 11 triệu/tháng thì sinh hoạt phí đã là nỗi lo của mình, huống chi là tiết kiệm mỗi tháng 4-5 triệu đồng để trả tiền mua nhà.
Cùng cảnh ngộ, chị Hương (giáo viên mầm non tại TP.Thủ Đức) cho biết tổng thu nhập của hai vợ chồng mình khoảng 15 triệu/tháng.
Sau nhiều năm ở nhà thuê, chị Hương cũng mong muốn có được căn nhà, dù là nhà ở xã hội để có chốn an cư, có không gian cho các con sinh hoạt. Tuy nhiên, trừ đi sinh hoạt phí, mỗi tháng số tiền vợ chồng chị dư ra không nhiều.
"Nếu đăng ký mua nhà khoảng 1tỷ, chúng tôi phải đóng trước đóng trước 20% giá trị căn nhà (khoảng 200 triệu). Đây là số tiền quá lớn với vợ chồng tôi.
Ngoài ra, chúng tôi phải vay ngân hàng thêm 1 tỷ đồng trong 20 năm. Rồi từ đó, mỗi tháng chúng tôi phải "gồng" tiền gốc và lãi từ 8-10 triệu đồng. Điều này vượt quá khả năng của vợ chồng tôi nên chúng tôi quyết định tiếp tục ở nhà thuê, chờ tìm phương hướng khác", chị Hương chia sẻ.
Những quy định về đối tượng mua, mức thu nhập đang tạo ra rào cản, làm hạn chế nhóm người dân có nhu cầu và năng lực thực sự mua nhà ở xã hội.
Tại dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi được Chính phủ trình Quốc hội vừa qua, điều kiện người mua nhà ở xã hội không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, dự thảo luật quy định 12 nhóm, trong đó có công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị sửa thành: "Công nhân, người lao động có thu nhập không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân", để bảo đảm công bằng đối với người lao động có thu nhập thấp nói chung, không phân biệt là làm việc trong hay ngoài khu công nghiệp.
Theo đó, những người có thu nhập hơn 11 triệu đồng/tháng đã phải đóng thuế thu nhập cá nhân thì không được hưởng chính sách mua nhà ở xã hội.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng hiện nay, quy định mức thu nhập không phải chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh khá thấp so với chi phí thực tế, nên nhiều người có thu nhập thấp đô thị không đủ điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội
Theo đó, theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, đối tượng có mức thu nhập không vượt quá 11 triệu đồng/tháng (nếu có người phụ thuộc thì được cộng thêm mức giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người/tháng đối với cha, mẹ, con cái…) thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Ông Châu cho rằng, mức thu nhập 11 triệu đồng/tháng là quá thấp. Trong lúc chi phí sinh hoạt, vật giá lao tháng... khiến nhiều người lao động tuy có mức thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập, nhưng thực chất vẫn là người có thu nhập thấp lại không đủ điều kiện được mua nhà ở xã hội.
Vì thế, Chủ tịch HoREA cho rằng nên xem xét điều chỉnh tăng mức thu nhập tối thiểu và tăng mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với thực tiễn. Ông Châu khiến nghị nên xem xét tăng mức thu nhập tối thiểu không phải chịu thuế thu nhập cá nhân lên khoảng 13 triệu (hoặc mức cao hơn), và tăng mức giảm trừ gia cảnh lên khoảng 5,5 triệu (hoặc mức cao hơn).
Một chuyên gia bất động sản cho rằng nếu giữ quy định mức thuế thu nhập cá nhân hiện nay, người lao động không có tiền để mua nhà ở xã hội. Vì vậy, cần xem xét điều chỉnh mức đóng và nâng mức giảm trừ gia cảnh cá nhân. Trường hợp khác, có thể điều chỉnh cho phép người lao động thuộc diện phải đóng thuế thu nhập cá nhân cũng được mua nhà ở xã hội.
Bà Đặng Thị Kim Oanh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Kim Oanh, cho biết mức thu nhập của người mua nhà ở xã hội, theo quy định hiện tại đang là rào cản với người có nhu cầu nhưng thu nhập cao hơn quy định. Còn với những hộ nghèo và cận nghèo, thu nhập sẽ không đủ để trả tiền vay mua nhà ở xã hội hàng tháng, sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt. Người mua nhà nên có thu nhập từ 15 - 20 triệu thì sẽ là đối tượng mua nhà ở xã hội.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.