Thứ tư, 09/10/2024

Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam nở rộ, nhưng chưa thu hút đúng mức nhà đầu tư nước ngoài

25/09/2024 9:28 AM (GMT+7)

Thị trường trung tâm dữ liệu của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhưng sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa thật sự lớn.

Theo báo cáo Data Center & Cloud Infrastructure Summit, tổng dung lượng thị trường lĩnh vực Data Center (trung tâm dữ liệu) đạt khoảng 321 tỷ USD năm 2024, với tốc độ tăng trưởng trung bình 7,3%. Tại Việt Nam, dự báo những năm tới sẽ có sự bùng nổ về Data Center với quy mô đạt 1,27 tỷ USD vào năm 2030, tốc độ tăng trưởng kép bình quân 10,8%...

Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam hiện do các công ty viễn thông trong nước như VNPT, Viettel IDC, FPT Telecom và CMC Telecom thống trị với 97% thị phần. Tuy nhiên, thời gian gần đây bắt đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp quốc tế.

Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam "nở rộ", chuyên gia chỉ ra điều thu hút "ông lớn" công nghệ nước ngoài- Ảnh 1.

Viettel đã chính thức khai trương Trung tâm Dữ liệu Viettel IDC, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Ảnh: Minh Sơn.

Một số dự án tiêu biểu như trung tâm dữ liệu công suất 20MW của Gaw Capital tại khu công nghệ cao TP.HCM. Dự án công suất 30MW của Worldwide DC Solution và dự án hợp tác giữa gã khổng lồ viễn thông Nhật Bản NTT với DQ Tek.

Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc cho biết, công ty đang có nhu cầu đầu tư một trung tâm dữ liệu lớn ở khu công nghệ cao TP.HCM.

Trước Hyosung không lâu, Alibaba cho biết cũng đang lên kế hoạch rót hàng tỷ USD để xây dựng một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.

Ngoài ra, Luật Viễn thông 2023 sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2025 được kỳ vọng sẽ cung cấp một khung pháp lý có cấu trúc chặt chẽ hơn với các định nghĩa và hướng dẫn rõ ràng cho các dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây dưới dạng dịch vụ viễn thông.

Với cách tiếp cận quản trị linh hoạt, Luật Viễn thông 2023 được kỳ vọng sẽ cung cấp một khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của ngành, có khả năng thu hút thêm đầu tư nước ngoài với việc tự do hóa các điều kiện tiếp cận thị trường.

Ông Vũ Hoàng Liên - Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng sự bùng nổ của trung tâm dữ liệu được thúc đẩy bởi quá trình số hóa, việc áp dụng điện toán đám mây, các dịch vụ sử dụng dữ liệu cao, sự phát triển của mạng 5G, mạng lưới thiết bị kết nối Internet, và các chính sách quy định yêu cầu lưu trữ dữ liệu tại địa phương.

"Chính phủ đang tăng tốc trong quá trình chuyển đổi số, với các sáng kiến nhằm định hướng đất nước trở thành một trung tâm số quan trọng trong khu vực. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu chuyển đổi 50% doanh nghiệp sang nền tảng số vào năm 2025. Kết nối 5G của Việt Nam cũng hỗ trợ triển khai các trung tâm dữ liệu biên và cung cấp kết nối đến người dùng cuối cùng với độ trễ thấp hơn", ông Liên nói.

"Việt Nam đang ở vị trí ưu tiên trong danh sách các quốc gia mà nhà đầu tư và nhà vận hành đang tìm hiểu khi xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường. Nhờ có vị trí địa lý chiến lược cùng các chính sách kinh tế năng động, dân số trẻ am hiểu công nghệ và nhu cầu hóa dữ liệu, thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam đang có nhiều tiềm năng ở châu Á".

Tuy nhiên làn sóng từ các trung tâm dữ liệu mới có thể tạo ra thách thức cho việc sử dụng điện. "Các lĩnh vực như sản xuất chip, trí tuệ nhân tạo vốn tiêu thụ nhiều điện sẽ gây áp lực lên mạng lưới điện hiện tại. Vì thế việc nâng cấp mạng lưới điện là rất cấp thiết", Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngại bởi tình trạng thiếu điện, các ưu đãi đầu tư chưa thực sự hấp dẫn và cơ sở hạ tầng internet còn yếu, phụ thuộc vào một số tuyến cáp ngầm cũ.

"Dù thị trường trung tâm dữ liệu rất hấp dẫn, nhưng đang đứng trước áp lực về giảm lượng khí thải carbon. Thực tế, thị trường trung tâm dữ liệu đã tiêu tốn một lượng năng lượng lớn hằng năm. Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn khi xây dựng thị trường trung tâm dữ liệu xanh. Các rào cản lớn đối với các nhà cung cấp là cơ chế chính sách, chưa cóhành lang pháp lý cho loại hình này", ông Liên nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tình hình xử lý hồ sơ thuế đất tại TP.HCM ra sao?

Tình hình xử lý hồ sơ thuế đất tại TP.HCM ra sao?

Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.

Bầu Thụy với tham vọng Barca Việt Nam

Bầu Thụy với tham vọng Barca Việt Nam

Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.

Công nghệ cao, phát triển xanh được giới đầu tư quốc tế chú trọng tại Việt Nam

Công nghệ cao, phát triển xanh được giới đầu tư quốc tế chú trọng tại Việt Nam

Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.

Trong 1 tháng có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Trong 1 tháng có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.

Không hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam, UOB lại nâng lên rõ rệt

Không hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam, UOB lại nâng lên rõ rệt

Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.

Bất động sản công nghiệp miền Nam sẽ tung 'nước rút' sau chạy đà?

Bất động sản công nghiệp miền Nam sẽ tung 'nước rút' sau chạy đà?

Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.