Thứ năm, 21/11/2024

TP.HCM: Dành hơn 1.000 tỷ đồng xây dựng cơ sở văn hóa các huyện nông thôn mới

29/09/2021 1:00 PM (GMT+7)

Trong 10 năm xây dựng nông thôn mới (2010 - 2020), TP.HCM đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây mới 525 công trình cơ sở vật chất văn hóa với tổng kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng.

Xây dựng huyện văn hóa, nông thôn mới

Theo UBND huyện Củ Chi, tính đến cuối năm 2020, huyện có 178/178 ấp, khu phố, 18/20 xã đạt chuẩn văn hóa, nông thôn mới (NTM) và thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Các hoạt động văn hóa xã hội, phong trào về nguồn, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương... triển khai sâu rộng, thiết thực, thu hút sự quan tâm của cộng đồng, việc giáo dục truyền thống luôn được coi trọng.

Dành hơn 1.000 tỷ đồng xây dựng cơ sở văn hóa các huyện nông thôn mới - Ảnh 1.

Học sinh thị trấn Thạnh An (Cần Giờ) đọc sách trong Nhà văn hóa thiếu nhi huyện Cần Giờ. Ảnh: Trần Đáng

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo của Thành ủy thành phố về Chương trình xây dựng NTM, theo Bộ tiêu chí về NTM theo đặc thù vùng nông thôn TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, hiện nay thành phố có 56/56 xã đánh giá đạt tiêu chí.

Hiện, trên địa bàn Củ Chi có những di tích văn hóa, lịch sử, như: Đền Bến Dược, Khu di tích địa đạo Bến Dược, Bến Đình…; Nhà truyền thống mẹ Nguyễn Thị Rành; 21 phòng truyền thống ở tất cả các xã, thị trấn và mỗi ấp đều có nhà truyền thống.

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, cùng với việc xem xét điều chỉnh quy hoạch, mở rộng đường sá, huyện sẽ tạo thêm quỹ đất để phát triển trường học, thiết chế văn hóa, thể thao…

Ông Nguyễn Quyết Thắng - Bí thư Huyện ủy Củ Chi cho biết, việc thành phố đề xuất công nhận di sản văn hóa vật thể thế giới đối với địa đạo Củ Chi là điều kiện thuận lợi, động lực thúc đẩy Củ Chi không ngừng vươn lên, tiếp tục xây dựng huyện văn hóa - NTM có môi trường trong lành, có kinh tế phát triển mà vẫn giữ được bản sắc và phẩm chất tốt đẹp của con người Củ Chi.

TP.HCM: Dành hơn 1.000 tỷ đồng xây dựng cơ sở văn hóa các huyện nông thôn mới - Ảnh 3.

HS trường THCS Nguyễn Hồng Đào đọc sách tại NVH thiếu nhi. Ảnh: Trần Đáng

Tại Hóc Môn, UBND huyện cho biết, hiện trên địa bàn có 19 công trình văn hóa huyện quản lý. Nguồn vốn đầu tư các công trình này một phần từ vốn ngân sách nhà nước, phần còn lại do người dân đóng góp.

Huyện Hóc Môn đang đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các công trình văn hóa, như: Sân bóng đá mini, sân thể thao đa năng… Anh Nguyễn Đức Huy (xã Tân Hiệp, Hóc Môn) cho biết, trên địa bàn xã Tân Hiệp có khá nhiều sân bóng đá mini để thanh thiếu niên giải trí. "Hiện, do dịch Covid-19 nên phong trào bóng đá mini lắng xuống. Chứ như trước dịch, đi trễ, không đặt sân trước thì khỏi mong có sân đá"- anh Huy chia sẻ.

Thêm hơn 1.000 tỷ đồng

Ban chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM về Chương trình xây dựng NTM cho biết, trong 10 năm xây dựng NTM (từ 2010 -2020), thành phố đã thực hiện đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây mới 525 công trình cơ sở vật chất văn hóa với tổng kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng.

Theo đó, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố đã đầu tư trang thiết bị âm thanh, ánh sáng và sân khấu lắp ráp phục vụ biểu diễn giao lưu văn hóa, văn nghệ cho Trung tâm văn hóa thể dục thể thao ở 5 huyện; trang bị dụng cụ tập thể dục đơn giản ngoài trời cho các xã xây dựng NTM. Ngoài ra, thực hiện phong trào "Chung sức xây dựng NTM" đã vận động một số đơn vị hỗ trợ thêm trang thiết bị dụng cụ thể thao cho 56 xã xây dựng NTM...

Việc đầu tư các công trình cơ sở vật chất văn hóa, như: Văn phòng, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao và các thiết chế văn hóa đã góp phần phục vụ hội họp, sinh hoạt của nhân dân; lồng ghép, hỗ trợ vào công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở...


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.