Thông tin từ Thương Vụ Việt Nam tại Úc cho hay, mới đây, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Úc đã họp với các nhà nhập khẩu đề ra biện pháp xây dựng thương hiệu trái vải Việt Nam loại 1 tại Úc (Premium).
Theo đó, Thương vụ đã trao đổi với các nhà nhập khẩu để đảm bảo kích cỡ, độ ngọt của quả vải nhằm xây dựng thương hiệu quả vải tiêu chuẩn Premium tại Úc. Đồng thời, quả vải cần được xuất khẩu bằng đường hàng không để đảm bảo chất lượng và bán giá tốt.
Vải đang được bày bán tại chợ ở TP.HCM. ẢNH: TÚ UYÊN
Ông Đặng Phúc Nguyên,Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, trái vải Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường thế giới Mỹ, Châu Âu…thường bị cạnh tranh mạnh với vải của Trung Quốc.
Trung Quốc là nước sản xuất trái vải nhiều nhất thế giới, vụ mùa có từ tháng 2 đến tháng 7. Nông dân Trung Quốc chuyên nghiệp hóa quá trình thu hái, đặc biệt là nhà máy chiếu xạ đặt ngay tại vùng nguyên liệu. Vì vậy, sau khi thu hoạch chỉ trong một, hai ngày trái vải đã có ở siêu thị Úc.
Trong khi đó diện tích trồng vải của Việt Nam bằng 1/10 Trung Quốc, mùa vải chỉ có tháng 6, 7. Hơn nữa, sau khi thu hoạch, đóng gói tại các tỉnh phía Bắc, vải tiếp tục vận chuyển vào TP.HCM chiếu xạ để xuất đi. Từ khi thu hái đến lúc trái vải có mặt ở Úc mất cả một tuần, đã ảnh hưởng đến màu sắc, chất lượng trái vải...
Theo ông Nguyên, để trái vải Việt Nam có thể cạnh tranh khi xuất khẩu sang Úc, Hiệp hội đã đề xuất có thể áp dụng công nghệ Methyl Bromide giống như Nhật Bản đang xử lý đối với trái cây thay vì phải đưa vải vào TP.HCM chiếu xạ.
Hoặc Bộ Công Thương đề nghị các hãng hàng không Việt Nam có thể ưu tiên vận chuyển ngay những lô vải đi chiếu xạ tại TP.HCM cũng như hỗ trợ giá cước. Song song đó, nông dân cần thay đổi thời gian thu hoạch, làm sao chỉ trong vòng vài ngày vải Việt Nam lên kệ siêu thị ở Úc.
Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, năm 2023 sản lượng vải thiều ước đạt trên 180.000 tấn. Trong đó, vải theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 113.800 tấn, vải sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP ước đạt 1.000 tấn.
Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết, ngày 15-6 vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên sẽ xuất khẩu sang thị trường Úc khoảng ba tấn.
Xuất khẩu thủy sản tháng 8 của Việt Nam tăng trưởng dương lần đầu tiên sau 11 tháng sụt giảm liên tiếp. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường Mỹ đứng đầu về nhập khẩu khi đạt giá trị 165 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ 2022.
Ngày 23/9, TC Motor ra mắt thương hiệu ô tô Skoda tại Việt Nam đồng thời giới thiệu Kodiaq và Karoq, hai mẫu SUV đình đám nhập khẩu nguyên chiếc từ Châu Âu. Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra chặng đường mới của thương hiệu Skoda tại Việt Nam.
Thời tiết mùa lạnh rất thích hợp để chị em diện những chiếc quần skinny.
Điều kiện kinh doanh quá khắt khe đã và đang đẩy ngành vàng trang sức, mỹ nghệ vào tình trạng teo tóp, doanh nghiệp gặp khó, người lao động phải bỏ nghề.
Các nhà sản xuất rượu vang ở Australia đang kỳ vọng một ngày nào đó Ấn Độ có thể trở thành trị trường xuất khẩu thay thế cho thị trường Trung Quốc trị giá 1,2 tỷ AUD (770 triệu USD).
Càng về cuối năm, sức nóng của hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập) càng được nhân lên. Trong đó, nổi bật là động thái “rót vốn” của loạt nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án bất động sản tại Việt Nam.